04:22 AM 03/11/2010  Lượt xem: 3013
Dòng họ Nguyễn ở thị trấn Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc có 62 hộ, với 300 nhân khẩu, là một dòng họ lớn của thị trấn. Những năm gần đây, công tác khuyến học – khuyến tài được các gia đình trong họ quan tâm đúng mức, có tác dụng thúc đẩy  phong trào học tập sôi nổi trong dòng họ, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của thị trấn ngày càng phát triển.

 10:28 AM 02/11/2010  Lượt xem: 2612
Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (Bộ Giáo dục và Ðào tạo) cho biết đã triển khai xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị tối thiểu; bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý, giáo viên; tăng cường sự tham gia của gia đình và cộng đồng vào phát triển giáo dục cho hơn 5,15 nghìn trường tiểu học với hơn 2,2 triệu học sinh và hơn 111,67 nghìn giáo viên vùng khó khăn ở 40 tỉnh trong cả nước

 04:03 AM 26/10/2010  Lượt xem: 2865
Ngày 23-10, tại TP Lào Cai, Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (HSDTTS), với sự tham gia của Giám đốc, Phó Giám đốc Sở GD và ÐT của 25 tỉnh, thành phố.

 08:48 AM 13/10/2010  Lượt xem: 4416
Việc dạy và học tiếng dân tộc thiểu số đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ rất sớm, vấn đề này được thể hiện ở các văn bản pháp luật như: Nghị định 206/CP và Thông tư 14/TT ngày 12/4/1962 của Bộ Giáo dục hướng dẫn thực hiện Nghị định 206/CP của Chính phủ về dạy chữ dân tộc trong các trường lớp phổ thông và xoá mù chữ; Quyết định 153/CP và Thông tư 19/TT ngày 18/2/1972 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Quyết định 153/CP của Chính phủ về dạy chữ dân tộc trong ngành giáo dục; Quyết định số 53/CP ngày 22 tháng 2 năm 1980 về chủ trương đối với chữ viết của các dân tộc thiểu số; Luật Giáo dục…

 03:43 AM 13/10/2010  Lượt xem: 2884
Đến nay nhiều trường lớp ở trung tâm xã đã được xây mới, hoặc sửa chữa khang trang hơn; 100% các làng đều có điểm trường bằng nhà xây, không còn trường học tạm bợ. Điểm trường làng Keo-một trong những làng xa nhất của xã Ayun, trước đây rất tạm bợ, làm bằng gỗ ván, mái lợp tôn, không đủ che mưa nắng cho học sinh. Năm 2008, từ các chương trình dự án giáo dục, trường đã được xây dựng, phục vụ cho con em dân làng. Các điều kiện phục vụ nơi ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh và thầy- cô giáo tốt hơn nhiều. Hiện toàn xã có 3 trường từ bậc học mầm non đến trung học cơ sở, với 60 phòng. Trong đó có 37 phòng học, 11 nhà ở giáo viên, 7 nhà ở học sinh, còn lại là nhà làm việc của Ban Giám hiệu, đáp ứng nhu cầu dạy và học trên địa bàn xã.

 03:24 AM 13/10/2010  Lượt xem: 3008
Một tuần 4 buổi tối, ngày nắng cũng như ngày mưa, tại Nhà văn hóa dân tộc Chơ Ro (xã Phước Bình, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) đều sáng đèn. Tại đây, 3 năm qua, lớp xóa mù chữ cho phụ nữ dân tộc được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tổ chức. Cùng với sự tận tụy của "cô giáo", là những "học trò" chăm chỉ, chịu khó...

 03:17 AM 12/10/2010  Lượt xem: 3644
Mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng những năm gần đây, một số địa phương ở tỉnh Bắc Cạn đã huy động được nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh vùng cao, gọi là nhà bán trú dân nuôi. Thực tế, mô hình nhà bán trú dân nuôi đã phát huy hiệu quả tích cực, học sinh không bỏ học, kết quả giáo dục cũng được nâng lên.

 03:17 AM 12/10/2010  Lượt xem: 2836
Để đưa được con chữ đến với học sinh vùng cao vùng xa xôi hẻo lánh là cả một quá trình nhọc nhằn gian nan, là cả sự nỗ lực, hi sinh thầm lặng, tự nguyện của nhiều thầy, cô giáo, với tình yêu nghề không toan tính, tất cả chỉ vì tương lai của những đứa trẻ vùng cao.

 09:47 AM 03/10/2010  Lượt xem: 3133
Cách đây vài năm, khi nói về Trường THCS Tân Phước Hưng (xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp), người ta thường hay nhắc đó là ngôi trường nằm trên địa bàn xã khó khăn, là trường thuộc vùng sâu, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, học sinh bỏ học nhiều… Còn bây giờ thì người ta lại xem trường đó là một điển hình về công tác xã hội hóa giáo dục cần được nhân rộng.