Người đưa sản phẩm lanh Lùng Tám ra thế giới
11:01 AM 13/05/2011 | Lượt xem: 2914 In bài viết |Nhắc tới vợ chồng ông Sùng Mí Quả, bà Vàng Thị Mai, dân tộc Mông, người dân xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ (Hà Giang) đều biết đến là tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi. Trăn trở với việc bảo tồn, phát huy nghề truyền thống đang ngày càng mai một, vợ chồng ông Quả đã quyết tâm đứng ra lập Hợp tác xã (HTX) khôi phục dệt lanh. Đến nay, sản phẩm lanh Lùng Tám đã được nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích...
Được sự giới thiệu của lãnh đạo UBND xã, chúng tôi đến thăm gia đình ông Quả, Chủ nhiệm HTX Dệt lanh truyền thống Hợp Tiến. Ông nhớ lại: Cũng như nhiều hộ nông dân trong thôn, những năm trước do không có vốn phát triển kinh tế nên gia đình chỉ trồng cây lúa. Cuộc sống quanh năm lam lũ với ruộng đồng mà không thoát được cảnh đói nghèo.
Năm 1998, gia đình ông Quả mạnh dạn đứng ra vận động bà con trong xã góp vốn xây dựng Cơ sở dệt lanh Hợp Tiến. Đồng thời, tiếp cận được với Dự án “Duy trì và phát triển làng nghề truyền thống”, trong Chương trình hợp tác Việt Nam-Thụy Điển. Thời điểm đó, chính quyền địa phương cấp cho HTX 300m2 đất xây dựng nhà xưởng, tạo điều kiện cho cơ sở đi vào ổn định sản xuất. Năm 2001, HTX Dệt lanh Hợp Tiến ra đời, đánh dấu bước phát triển mới trong sản xuất thổ cẩm Lùng Tám.
Ông Quả cho biết: “Dệt lanh là nghề truyền thống của đồng bào Mông. Sản phẩm lanh sản xuất ra với hoa văn, sắc màu mang đậm bản sắc văn hóa người Mông, có sự kết hợp với sắc màu hiện đại nên thị trường ưa chuộng. Ban đầu chỉ có 24 hộ tham gia với 24 lao động chính, đến nay, HTX Dệt lanh Hợp Tiến lên đến hơn 100 người, chủ yếu là đồng bào Mông tham gia làm việc. HTX đã đầu tư 120 khung dệt truyền thống. Thu nhập mỗi hộ xã viên từ 15-20 triệu đồng/năm, còn 8 thợ máy chính thu nhập 750 nghìn đồng/tháng... Sản xuất thổ cẩm phát đạt đã kéo theo du lịch làng nghề trong xã Lùng Tám phát triển.
Bà Vàng Thị Mai, vợ ông Quả phấn khởi cho biết: “Năm 2009, HTX Dệt lanh Hợp Tiến đón 112 đoàn khách trong nước và 66 đoàn khách nước ngoài đến tham quan, tìm hiểu và mua hàng. Từ đó đến nay, trung bình mỗi năm HTX đón nhiều đoàn khách trong nước và khách từ 20 nước trên thế giới đến tham quan”.
Năm 2010, HTX Dệt lanh Hợp Tiến đã được Trung tâm Hỗ trợ làng nghề truyền thống Việt Nam; Trung tâm nghiên cứu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam Craftlink hỗ trợ quảng bá, tìm kiếm thị trường, giúp các xã viên làm quen với các hoa văn, họa tiết, sản phẩm mới và đặt hàng xuất khẩu sản phẩm của HTX sang các nước Đông Âu. Không những vậy, từ năm 2009, ông Quả đã phối hợp với Trung tâm dạy nghề của huyện mở lớp dạy nghề dệt lanh thổ cẩm cho bà con trong xã Lùng Tám có nhu cầu học nghề lanh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Trao đổi với chúng tôi, anh Giám Mỹ Suyên, Chủ tịch UBND xã Lùng Tám, cho biết: “HTX Dệt lanh thổ cẩm Hợp Tiến không chỉ tập trung phát triển kinh tế, làm giàu cho những hộ gia đình trong hợp tác xã mà còn tích cực tạo điều kiện giúp đỡ nhiều hộ gia đình khác trong thôn cũng như ngoài xã về kỹ thuật để họ có điều kiện, biết cách làm kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Đồng thời, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương có thu nhập; thu hút khách du lịch đến với xã Lùng Tám và góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của xã, của huyện. Với đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó và với những hiệu quả trong phát triển mô hình kinh tế của gia đình, nhiều năm qua vợ chồng ông Sùng Mí Quả, bà Vàng Thị Mai luôn được nhân dân trong thôn quý mến, tôn trọng.
Năm 1998, gia đình ông Quả mạnh dạn đứng ra vận động bà con trong xã góp vốn xây dựng Cơ sở dệt lanh Hợp Tiến. Đồng thời, tiếp cận được với Dự án “Duy trì và phát triển làng nghề truyền thống”, trong Chương trình hợp tác Việt Nam-Thụy Điển. Thời điểm đó, chính quyền địa phương cấp cho HTX 300m2 đất xây dựng nhà xưởng, tạo điều kiện cho cơ sở đi vào ổn định sản xuất. Năm 2001, HTX Dệt lanh Hợp Tiến ra đời, đánh dấu bước phát triển mới trong sản xuất thổ cẩm Lùng Tám.
Ông Quả cho biết: “Dệt lanh là nghề truyền thống của đồng bào Mông. Sản phẩm lanh sản xuất ra với hoa văn, sắc màu mang đậm bản sắc văn hóa người Mông, có sự kết hợp với sắc màu hiện đại nên thị trường ưa chuộng. Ban đầu chỉ có 24 hộ tham gia với 24 lao động chính, đến nay, HTX Dệt lanh Hợp Tiến lên đến hơn 100 người, chủ yếu là đồng bào Mông tham gia làm việc. HTX đã đầu tư 120 khung dệt truyền thống. Thu nhập mỗi hộ xã viên từ 15-20 triệu đồng/năm, còn 8 thợ máy chính thu nhập 750 nghìn đồng/tháng... Sản xuất thổ cẩm phát đạt đã kéo theo du lịch làng nghề trong xã Lùng Tám phát triển.
Bà Vàng Thị Mai, vợ ông Quả phấn khởi cho biết: “Năm 2009, HTX Dệt lanh Hợp Tiến đón 112 đoàn khách trong nước và 66 đoàn khách nước ngoài đến tham quan, tìm hiểu và mua hàng. Từ đó đến nay, trung bình mỗi năm HTX đón nhiều đoàn khách trong nước và khách từ 20 nước trên thế giới đến tham quan”.
Năm 2010, HTX Dệt lanh Hợp Tiến đã được Trung tâm Hỗ trợ làng nghề truyền thống Việt Nam; Trung tâm nghiên cứu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam Craftlink hỗ trợ quảng bá, tìm kiếm thị trường, giúp các xã viên làm quen với các hoa văn, họa tiết, sản phẩm mới và đặt hàng xuất khẩu sản phẩm của HTX sang các nước Đông Âu. Không những vậy, từ năm 2009, ông Quả đã phối hợp với Trung tâm dạy nghề của huyện mở lớp dạy nghề dệt lanh thổ cẩm cho bà con trong xã Lùng Tám có nhu cầu học nghề lanh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Trao đổi với chúng tôi, anh Giám Mỹ Suyên, Chủ tịch UBND xã Lùng Tám, cho biết: “HTX Dệt lanh thổ cẩm Hợp Tiến không chỉ tập trung phát triển kinh tế, làm giàu cho những hộ gia đình trong hợp tác xã mà còn tích cực tạo điều kiện giúp đỡ nhiều hộ gia đình khác trong thôn cũng như ngoài xã về kỹ thuật để họ có điều kiện, biết cách làm kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Đồng thời, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương có thu nhập; thu hút khách du lịch đến với xã Lùng Tám và góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của xã, của huyện. Với đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó và với những hiệu quả trong phát triển mô hình kinh tế của gia đình, nhiều năm qua vợ chồng ông Sùng Mí Quả, bà Vàng Thị Mai luôn được nhân dân trong thôn quý mến, tôn trọng.
Bài và ảnh: Bùi Hiếu (Báo DT & PT)