Vùng dân tộc, miền núi đồng hành phát triển cùng đất nước
09:40 AM 13/10/2010 | Lượt xem: 3336 In bài viết |Trong những năm qua, mặc dù đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng và Nhà nước ta luôn dành nhiều quan tâm phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, bộ mặt nông thôn miền núi đã thay da đổi thịt, đời sống của đồng bào dân tộc được cải thiện rõ rệt, sự chênh lệch giữa miền núi với miền xuôi đã được thu hẹp. Hiện đã có 40 chương trình cấp quốc gia, trong đó có 30-35 chương trình đầu tư trực tiếp cho miền núi hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn đã giảm nhanh từ 60% năm 1997 xuống còn dưới 30% năm 2009. Thu nhập của các hộ nghèo đã được tăng lên đáng kể nhờ các chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc bảo vệ rừng, chính sách hỗ trợ sản xuất và hỗ trợ xuất khẩu lao động...
Trong 10 năm qua, kết quả giảm nghèo ở Việt Nam nói chung và vùng đồng bào dân tộc - miền núi nói riêng đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Đến nay, 98,5% xã vùng đặc biệt khó khăn có đường ô tô đến trung tâm xã. Mạng lưới điện quốc gia được đầu tư phát triển nhanh chóng ở vùng dân tộc-miền núi. 100% số huyện và 95% xã có điện, trên 70% số hộ được dùng điện lưới quốc gia. 95% số xã đặc biệt khó khăn có trạm truyền thanh, nhiều xã có trạm truyền thanh, phát thanh bằng tiếng dân tộc. 90% số xã có điện thoại, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt. Đặc biệt, công tác bảo tồn, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số được coi trọng, tiến hành đồng bộ với xây dựng làng, bản văn hóa và xóa bỏ những tập tục lạc hậu.
Về giáo dục, những ngày đầu thành lập nước, hầu hết người dân các xã đặc biệt khó khăn mù chữ. Đến nay, 71% xã đặc biệt khó khăn đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và 80% xã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Năm học 2008-2009, cả nước có 285 trường Phổ thông Dân tộc nội trú trên địa bàn 49 tỉnh, thu hút trên 84.000 học sinh theo học. Sau 15 năm thực hiện chế độ cử tuyển, các địa phương đã phối hợp với các trường tuyển được 20.590 học sinh là con em các dân tộc vào học tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.
Sự nghiệp y tế tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng phát triển mạnh. Hiện nay, 100% các huyện ở vùng này đã có trung tâm y tế và bác sỹ, cán bộ y tế. Hầu hết các xã đặc biệt khó khăn có trạm y tế và y sỹ. Đa số thôn bản đã có cán bộ y tế làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đã giảm xuống dưới 25%, đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng muối iốt phòng chống bệnh bướu cổ. Dịch sốt rét ở vùng dân tộc thiểu số đã được ngăn chặn.
Những thành quả to lớn trên là hệ quả tích cực của hàng loạt chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước ta. Nhằm thay đổi tư duy trong chính sách phát triển vùng dân tộc và miền núi trong thời kỳ đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới, ngày 27/12/1989, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Cụ thể hóa Nghị quyết quan trọng trên, hàng loạt chương trình, chính sách, dự án đã được triển khai ở vùng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số như: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng cao phía Bắc; Chương trình trung tâm cụm xã; Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135); Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số đời sống khó khăn (Chương trình 134); Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo (Nghị quyết 30a), v.v. Bên cạnh đó là các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ đầu tư theo vùng như: Quyết định 120/2003/QĐ-TTg (2003-2010) đối với các xã biên giới Việt - Trung; Quyết định 160/2007/QĐ-TTg (2007-2010) đối với các xã biên giới Việt - Lào và Việt Nam - Campuchia; các Quyết định 24, 25, 26, 27 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện giai đoạn 2008 - 2010 về một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các địa phương khó khăn vùng Trung du Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đồng bằng sông Cửu Long... Với hệ thống chính sách dân tộc và sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước không chỉ đơn thuần là xóa đói giảm nghèo, mà đã đi vào cuộc sống, phát huy được sự sáng tạo, ý chí, nguồn lực của người dân toàn xã hội. Nhiều phong trào thi đua yêu nước được cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát động đã thu hút được sự tham gia của đồng bào các dân tộc như: “Giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo”, “Thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Xóa mù chữ, phổ cập tiểu học”, “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo”,... làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn vùng dân tộc, miền núi đặc biệt khó khăn và xóa nghèo bền vững.
Phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, yêu nước của dân tộc, vùng đồng bào dân tộc - miền núi đang vững tin, tiếp tục đồng hành cùng nhân dân cả nước đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, tiến hành cộng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Về giáo dục, những ngày đầu thành lập nước, hầu hết người dân các xã đặc biệt khó khăn mù chữ. Đến nay, 71% xã đặc biệt khó khăn đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và 80% xã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Năm học 2008-2009, cả nước có 285 trường Phổ thông Dân tộc nội trú trên địa bàn 49 tỉnh, thu hút trên 84.000 học sinh theo học. Sau 15 năm thực hiện chế độ cử tuyển, các địa phương đã phối hợp với các trường tuyển được 20.590 học sinh là con em các dân tộc vào học tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.
Sự nghiệp y tế tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng phát triển mạnh. Hiện nay, 100% các huyện ở vùng này đã có trung tâm y tế và bác sỹ, cán bộ y tế. Hầu hết các xã đặc biệt khó khăn có trạm y tế và y sỹ. Đa số thôn bản đã có cán bộ y tế làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đã giảm xuống dưới 25%, đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng muối iốt phòng chống bệnh bướu cổ. Dịch sốt rét ở vùng dân tộc thiểu số đã được ngăn chặn.
Những thành quả to lớn trên là hệ quả tích cực của hàng loạt chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước ta. Nhằm thay đổi tư duy trong chính sách phát triển vùng dân tộc và miền núi trong thời kỳ đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới, ngày 27/12/1989, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Cụ thể hóa Nghị quyết quan trọng trên, hàng loạt chương trình, chính sách, dự án đã được triển khai ở vùng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số như: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng cao phía Bắc; Chương trình trung tâm cụm xã; Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135); Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số đời sống khó khăn (Chương trình 134); Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo (Nghị quyết 30a), v.v. Bên cạnh đó là các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ đầu tư theo vùng như: Quyết định 120/2003/QĐ-TTg (2003-2010) đối với các xã biên giới Việt - Trung; Quyết định 160/2007/QĐ-TTg (2007-2010) đối với các xã biên giới Việt - Lào và Việt Nam - Campuchia; các Quyết định 24, 25, 26, 27 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện giai đoạn 2008 - 2010 về một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các địa phương khó khăn vùng Trung du Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đồng bằng sông Cửu Long... Với hệ thống chính sách dân tộc và sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước không chỉ đơn thuần là xóa đói giảm nghèo, mà đã đi vào cuộc sống, phát huy được sự sáng tạo, ý chí, nguồn lực của người dân toàn xã hội. Nhiều phong trào thi đua yêu nước được cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát động đã thu hút được sự tham gia của đồng bào các dân tộc như: “Giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo”, “Thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Xóa mù chữ, phổ cập tiểu học”, “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo”,... làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn vùng dân tộc, miền núi đặc biệt khó khăn và xóa nghèo bền vững.
Phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, yêu nước của dân tộc, vùng đồng bào dân tộc - miền núi đang vững tin, tiếp tục đồng hành cùng nhân dân cả nước đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, tiến hành cộng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
BBT (Nguồn: Tạp Chí dân tộc - Số 117/2010)