Anh em lấy nhau để không… mất của
Ông Hồ Văn Liên - Bí thư Đảng ủy xã Hồng Thủy nói rằng, theo phong tục, con cô, con cậu mà không lấy nhau là không được. Đơn giản chỉ vì nếu con cô, con cậu lấy người khác thì của cải của gia đình phải chuyển cho người ngoài, và như thế là mất của.
Trong khi đó, phong tục của các dân tộc quy định của cải không nên di chuyển cho người ngoài dòng máu, dòng họ, có vật quý không thể cho sang dòng họ khác.
Sau một lúc nhẩm tính, ông Liên nói trong đám cưới của người dân các dân tộc ở miền sơn cước này, nhà trai tốn rất nhiều của. Lễ vật cưới vợ của nhà trai phải có trâu, bò, heo, dê, chiêng, nồi đồng lớn, 10 cục đồng đặc…
Nhà trai có bao nhiêu của là phải cho nhà gái bấy nhiêu. Nhà gái cũng phải có một số lễ vật cho nhà trai, nhưng không đáng kể, như vải zèng (thổ cẩm), gà vịt, cá. Vì vậy, nếu con trai trong nhà mà lấy người ngoài dòng máu làm vợ thì sẽ bị mất lượng lớn của cải. Khi con cô lấy con cậu, của cải của hai gia đình được chuyển qua về cho nhau, họ đều là anh em ruột thịt nên coi như không mất của.
“Giống nòi là cha, giống nòi là mẹ, con cô phải lấy con của cậu để không quên nguồn gốc”- ông Hồ Văn Dĩa ở thôn Kăn Tôm 2, xã Hồng Thượng, giải thích nguyên nhân con cô, con cậu phải lấy nhau.
Theo cách giải thích của ông Dĩa, ngoài sợ mất của, đồng bào các dân tộc ở miền sơn cước A Lưới còn rất sợ con cháu quên nguồn gốc, anh em máu mủ của mình. Vì vậy con cô lấy con cậu là cách để thắt chặt tình cảm anh em ruột thịt.
“Vì là anh em cận huyết nên đôi phu thê này sẽ không phụ bạc nhau, họ vừa là dâu rể vừa là con cháu nên sẽ biết yêu thương, chăm sóc cho hai bên gia đình”- ông Dĩa kể.
Chuyện anh em con cô, con cậu lấy nhau làm vợ làm chồng ở A Lưới có sự khác nhau giữa các vùng và các dân tộc. Nhiều nơi, người ta quy định chỉ có con trai của cô mới được phép lấy con gái của cậu. Ngoài các quan niệm liên quan đến của cải, việc cậu gả con gái cho con trai của cô còn để thể hiện tình yêu thương đối với chị em gái trong gia đình. Trong khi đó, có nơi ngoài để con trai của cô kết hôn với con gái của cậu, người ta còn cho phép con gái của cô kết hôn với con trai của cậu.
Đằng đẵng cơn mê
Ngôi nhà của ông Cu Túp ở thôn Kê, xã Hồng Vân, nằm tựa lưng vào vách núi và quay mặt ra đường Hồ Chí Minh đoạn gần đèo Pê Ke hiểm trở. Vợ chồng ông Túp có người con trai đầu kết hôn cận huyết.
Ông Túp bảo, kết hôn cận huyết đối với các dân tộc ở miền sơn cước này là chuyện thường nên từ khi con trai ông cưới vợ đến nay đã mấy mùa nương nhưng chưa thấy ai hỏi chuyện hôn nhân của con mình. “Con cô con cậu lấy nhau là làm theo phong tục, nối tiếp truyền thống tổ tiên, nên là điều nên làm”- ông Túp khẳng định như đinh đóng cột.
Sau một lúc cười phấn khởi vì gia đình mình giữ gìn phong tục của tổ tiên, ông Túp xin có thêm ý kiến. Ông nói, thời này đã khác thời trước, cuộc sống đã văn minh hơn nên việc kết hôn giữa con cô và con cậu không nên ép buộc nữa mà phải để cho chúng tự nguyện đến với nhau. “Thời trước, con cô và con cậu bị ép lấy nhau theo phong tục, bây giờ các trường hợp này lấy nhau chủ yếu do tình yêu. Phong tục thì phải giữ nhưng đừng ép buộc bọn trẻ”- ông Túp nói tiếp.
“Giống nòi là cha, giống nòi là mẹ, con cô phải lấy con của cậu để không quên nguồn gốc”- ông Hồ Văn Dĩa ở thôn Kăn Tôm 2, xã Hồng Thượng, giải thích nguyên nhân con cô, con cậu phải lấy nhau.
Hầu hết các cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết ở A Lưới mà chúng tôi gặp đều khẳng định việc hôn nhân của mình không có gì vi phạm. Thậm chí, họ nói, hiện tại và sau này, nếu con cái của mình mà có tình cảm với con cô hoặc con cậu thì họ vẫn tác hợp cho bọn trẻ.
Một số cặp con cô lấy con cậu kể rằng, khi họ đến xã đăng ký kết hôn, cán bộ không hề hỏi han về mối quan hệ giữa hai người và không hề tuyên truyền gì cả.
Đã ở cái tuổi 72 nhưng ông Quỳnh Dĩa ở xã Hồng Thượng vẫn một ngày hai buổi đi rẫy mà không biết mệt. Ông nổi tiếng là người biết nhiều chuyện ở miền sơn cước A Lưới. Sau một lúc liệt kê cho chúng tôi một số cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết trên địa bàn, ông Dĩa chốt lại bằng câu: “Nhiều lắm, nhưng do ở đây là chuyện bình thường nên người ta chẳng để ý làm gì”.
Theo ông Dĩa, ở các xã đời sống người dân càng khó khăn thì tình trạng hôn nhân cận huyết càng phổ biến, càng là chuyện bình thường. Nhưng chung quy lại, sở dĩ tình trạng này được tiếp tục được truyền từ đời này qua đời khác là do công tác truyền thông về Luật Hôn nhân và Gia đình không được chú trọng.
Bằng chứng là hiện ở rất nhiều bản làng, người dân chưa hề nghe đến khái niệm Luật Hôn nhân và Gia đình và cũng không nhận thức được việc con cô, con cậu lấy nhau làm vợ chồng là kết hôn cận huyết thống. Vì vậy, khái niệm hậu quả của hôn nhân cận huyết đối với họ lại càng mù mờ.
Ông Hồ Văn Liên - Bí thư Đảng ủy xã Hồng Thủy nói rằng, theo phong tục, con cô, con cậu mà không lấy nhau là không được. Đơn giản chỉ vì nếu con cô, con cậu lấy người khác thì của cải của gia đình phải chuyển cho người ngoài, và như thế là mất của.
Trong khi đó, phong tục của các dân tộc quy định của cải không nên di chuyển cho người ngoài dòng máu, dòng họ, có vật quý không thể cho sang dòng họ khác.
Sau một lúc nhẩm tính, ông Liên nói trong đám cưới của người dân các dân tộc ở miền sơn cước này, nhà trai tốn rất nhiều của. Lễ vật cưới vợ của nhà trai phải có trâu, bò, heo, dê, chiêng, nồi đồng lớn, 10 cục đồng đặc…
Nhà trai có bao nhiêu của là phải cho nhà gái bấy nhiêu. Nhà gái cũng phải có một số lễ vật cho nhà trai, nhưng không đáng kể, như vải zèng (thổ cẩm), gà vịt, cá. Vì vậy, nếu con trai trong nhà mà lấy người ngoài dòng máu làm vợ thì sẽ bị mất lượng lớn của cải. Khi con cô lấy con cậu, của cải của hai gia đình được chuyển qua về cho nhau, họ đều là anh em ruột thịt nên coi như không mất của.
“Giống nòi là cha, giống nòi là mẹ, con cô phải lấy con của cậu để không quên nguồn gốc”- ông Hồ Văn Dĩa ở thôn Kăn Tôm 2, xã Hồng Thượng, giải thích nguyên nhân con cô, con cậu phải lấy nhau.
Theo cách giải thích của ông Dĩa, ngoài sợ mất của, đồng bào các dân tộc ở miền sơn cước A Lưới còn rất sợ con cháu quên nguồn gốc, anh em máu mủ của mình. Vì vậy con cô lấy con cậu là cách để thắt chặt tình cảm anh em ruột thịt.
“Vì là anh em cận huyết nên đôi phu thê này sẽ không phụ bạc nhau, họ vừa là dâu rể vừa là con cháu nên sẽ biết yêu thương, chăm sóc cho hai bên gia đình”- ông Dĩa kể.
Chuyện anh em con cô, con cậu lấy nhau làm vợ làm chồng ở A Lưới có sự khác nhau giữa các vùng và các dân tộc. Nhiều nơi, người ta quy định chỉ có con trai của cô mới được phép lấy con gái của cậu. Ngoài các quan niệm liên quan đến của cải, việc cậu gả con gái cho con trai của cô còn để thể hiện tình yêu thương đối với chị em gái trong gia đình. Trong khi đó, có nơi ngoài để con trai của cô kết hôn với con gái của cậu, người ta còn cho phép con gái của cô kết hôn với con trai của cậu.
Đằng đẵng cơn mê
Ngôi nhà của ông Cu Túp ở thôn Kê, xã Hồng Vân, nằm tựa lưng vào vách núi và quay mặt ra đường Hồ Chí Minh đoạn gần đèo Pê Ke hiểm trở. Vợ chồng ông Túp có người con trai đầu kết hôn cận huyết.
Ông Túp bảo, kết hôn cận huyết đối với các dân tộc ở miền sơn cước này là chuyện thường nên từ khi con trai ông cưới vợ đến nay đã mấy mùa nương nhưng chưa thấy ai hỏi chuyện hôn nhân của con mình. “Con cô con cậu lấy nhau là làm theo phong tục, nối tiếp truyền thống tổ tiên, nên là điều nên làm”- ông Túp khẳng định như đinh đóng cột.
Sau một lúc cười phấn khởi vì gia đình mình giữ gìn phong tục của tổ tiên, ông Túp xin có thêm ý kiến. Ông nói, thời này đã khác thời trước, cuộc sống đã văn minh hơn nên việc kết hôn giữa con cô và con cậu không nên ép buộc nữa mà phải để cho chúng tự nguyện đến với nhau. “Thời trước, con cô và con cậu bị ép lấy nhau theo phong tục, bây giờ các trường hợp này lấy nhau chủ yếu do tình yêu. Phong tục thì phải giữ nhưng đừng ép buộc bọn trẻ”- ông Túp nói tiếp.
“Giống nòi là cha, giống nòi là mẹ, con cô phải lấy con của cậu để không quên nguồn gốc”- ông Hồ Văn Dĩa ở thôn Kăn Tôm 2, xã Hồng Thượng, giải thích nguyên nhân con cô, con cậu phải lấy nhau.
Hầu hết các cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết ở A Lưới mà chúng tôi gặp đều khẳng định việc hôn nhân của mình không có gì vi phạm. Thậm chí, họ nói, hiện tại và sau này, nếu con cái của mình mà có tình cảm với con cô hoặc con cậu thì họ vẫn tác hợp cho bọn trẻ.
Một số cặp con cô lấy con cậu kể rằng, khi họ đến xã đăng ký kết hôn, cán bộ không hề hỏi han về mối quan hệ giữa hai người và không hề tuyên truyền gì cả.
Đã ở cái tuổi 72 nhưng ông Quỳnh Dĩa ở xã Hồng Thượng vẫn một ngày hai buổi đi rẫy mà không biết mệt. Ông nổi tiếng là người biết nhiều chuyện ở miền sơn cước A Lưới. Sau một lúc liệt kê cho chúng tôi một số cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết trên địa bàn, ông Dĩa chốt lại bằng câu: “Nhiều lắm, nhưng do ở đây là chuyện bình thường nên người ta chẳng để ý làm gì”.
Theo ông Dĩa, ở các xã đời sống người dân càng khó khăn thì tình trạng hôn nhân cận huyết càng phổ biến, càng là chuyện bình thường. Nhưng chung quy lại, sở dĩ tình trạng này được tiếp tục được truyền từ đời này qua đời khác là do công tác truyền thông về Luật Hôn nhân và Gia đình không được chú trọng.
Bằng chứng là hiện ở rất nhiều bản làng, người dân chưa hề nghe đến khái niệm Luật Hôn nhân và Gia đình và cũng không nhận thức được việc con cô, con cậu lấy nhau làm vợ chồng là kết hôn cận huyết thống. Vì vậy, khái niệm hậu quả của hôn nhân cận huyết đối với họ lại càng mù mờ.
(Nguồn: Dân việt)