UBDT nghiệm thu đề tài cấp quốc gia: Đánh giá hiệu quả, tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng đối với đồng bào DTTS

09:14 PM 20/10/2020 |   Lượt xem: 6127 |   In bài viết | 

Quang cảnh phiên họp của Hội đồng

Đề tài “Đánh giá hiệu quả, tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng đối với đồng bào DTTS” do GS. TS. Đặng Kim Vui là Chủ nhiệm Đề tài; Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là cơ quan chủ trì triển khai nghiên cứu. Mục tiêu Đề tài là nghiên cứu làm rõ hiệu quả, những tác động, ảnh hưởng của chính sách bảo vệ và phát triển rừng đối với sản xuất, đời sống của đồng bào DTTS. Từ đó, đề xuất các giải pháp, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với lợi ích của đồng bào các DTTS.

Đề tài triển khai một số nội dung nghiên cứu như: Xây dựng khung lý thuyết về đánh giá hiệu quả và tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng vùng đồng bào DTTS; Tổng hợp các nghiên cứu và kinh nghiệm của một số quốc gia (Nepal, Thái Lan và Philippine) về chính sách bảo vệ và phát triển rừng đối với người dân vùng dân tộc và miền núi; Tổng quan các chính sách, quy định và đánh giá hiệu quả việc thực thi chính sách đối với việc bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn miền núi và vùng đồng bào DTTS từ năm 1986 đến nay; Tác động tích cực và tiêu cực của chính sách bảo vệ và phát triển rừng đối với quá trình sản xuất và đời sống của người DTTS từ 1986 đến nay.

Triển khai đánh giá tác động và hiệu quả gồm các nhóm chính sách: Giao đất giao rừng; khoanh nuôi bảo vệ rừng; phát triển rừng; chi trả dịch vụ môi trường rừng; khai thác, lưu thông và chế biến lâm sản và lâm nghiệp cộng đồng... để từ đó đưa ra các giải pháp, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với lợi ích của đồng bào các DTTS.

GS. TS. Đặng Kim Vui - Chủ nhiệm Đề tài trình bầy báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu của Đề tài

Đánh giá các sản phẩm khoa học của Đề tài có giá trị thực tiễn, công tác điều tra khảo sát nghiêm túc với lượng đối tượng rộng, một số sản phẩm vượt như hỗ trợ đào tạo, số lượng bài báo... các thành viên Hội đồng đề nghị: đánh giá thêm nội dung hỗ trợ tín dụng, công tác huy động từ nguồn xã hội hóa; bổ sung cách tiếp cận theo vùng sinh thái, các số liệu dẫn chứng nghiên cứu điểm; phân tách rõ hơn các tác động đối với đồng bào DTTS trong từng chính sách...

Kết quả phiên họp, Hội đồng đánh giá Đề tài xếp loại “Đạt” và đề nghị Ban Chủ nhiệm tiếp thu, hoàn thiện theo các ý kiến góp ý của thành viên Hội đồng.

Từ khóa