10 hoạt động nổi bật công tác dân tộc năm 2014
03:02 AM 13/02/2015 | Lượt xem: 1664 In bài viết |Năm 2014 đi qua đểlại nhiều dấu ấn đậm nét, ghi nhận những thành công trong lĩnh vực công tác dântộc của cơ quan Ủy ban Dân tộc. Nhằm góp phần tổng kết thực tiễn một năm sôiđộng trên lĩnh vực công tác dân tộc, Trung tâm Thông tin phối hợp với Tạp chíDân tộc tổng kết lại 10 hoạt động nổi bật của cơ quan UBDT trong năm vừa qua.
1. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng làm việc với Hội đồng Dân tộc
của Quốc hội và Ủy ban Dân tộc về chính sách dân tộc; ban hành Chỉ thị về nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
1.1. Ngày 8/7/2014,
đồng chí Nguyễn Tấn Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã làm
việc với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên
quan nhằm sơ kết, đánh giá, khẳng định kết quả thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước giai đoạn 2006 – 2014, chỉ ra những hạn chế, tồn tại, phân
tích làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp
góp phần nâng cao hiệu quả chính sách dân tộc.
Kết luận buổi làm
việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Công tác dân tộc, chính sách dân
tộc là vấn đề cơ bản, lâu dài, là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và thường xuyên
của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị. Kết quả thực hiện công tác dân
tộc, chính sách dân tộc thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, bảo đảm bình đẳng,
đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, có ý nghĩa quan trọng góp
phần quyết định sự phát triển bền vững của đất nước”.
1.2. Thủ tướng Chính
phủ ban hành Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10/9/2014 về nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Chỉ thị tiếp tục khẳng định quan điểm của
Đảng, Nhà nước, Chính phủ về công tác dân tộc, đồng thời yêu cầu các Bộ, ngành,
cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc, thể
chế hóa những quan điểm ưu tiên thành cơ chế, chính sách cụ thể; xây dựng cơ
chế điều phối, phối hợp hiệu quả giữa Ủy ban Dân tộc với Bộ, ngành, địa phương
trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc; tăng cường công
tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc; đồng thời
đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chính sách, chương trình, dự án ở vùng dân tộc
và miền núi giai đoạn 2011 – 2015, ưu tiên đảm bảo nguồn lực để thực hiện các
chính sách dân tộc trong năm 2015; chủ động huy động, lồng ghép các nguồn lực
để thực hiện các chính sách, chương trình, dự án trên địa bàn, nhất là vùng đặc
biệt khó khăn.
2. Chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp
tỉnh, huyện lần thứ II.
Đại hội được tổ chức
tại 363 huyện, 50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đủ điều kiện, là sự kiện
chính trị quan trọng đặc biệt đối với vùng dân tộc thiểu số, khẳng định đường
lối, chính sách dân tộc nhất quán của Đảng và Nhà nước ta: “Các dân tộc trong
đại gia đình dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và
giúp nhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
3. Đoàn đại biểu 54 dân tộc Việt Nam thăm và làm việc tại huyện đảo
Trường Sa và Nhà giàn Dk1.
Lần đầu tiên, Ủy ban
Dân tộc phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu đại diện 54 dân
tộc Việt Nam gồm 191 thành viên từ hơn 30 tỉnh, thành trong cả nước do Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử làm Trưởng đoàn ra thăm, làm
việc, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn
DK1. Chuyến thăm mang ý nghĩa to lớn nhằm khẳng định khối đại đoàn kết các dân
tộc chung một ý chí giữ gìn, bảo vệ vững chắc chủ quyền của Việt Nam đối với
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Qua chuyến đi, các
thành viên trong Đoàn hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống, tinh thần bảo vệ chủ quyền
biển, đảo của quân, dân Trường Sa, để rồi từ họ, tinh thần ấy sẽ lan tỏa đến
đồng bào, đến mỗi bản làng, khơi dậy lòng tự hào và ý thức bảo vệ chủ quyền
biển đảo trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
4. Tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách 2.331 xã đặc
biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình
135 giai đoạn 2014, 2015; ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng
khó khăn.
4.1. Ngày 8/4/2014,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 495/QĐ-TTg về điều chỉnh, bổ sung
Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 về Phê duyệt danh sách xã đặc biệt
khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm
2014 và 2015 – một chính sách đặc thù do Ủy ban Dân tộc trực tiếp quản lý. Theo
đó, toàn quốc có 2.331 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu của
49 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào diện đầu tư của Chương trình 135.
4.2. Theo Quyết định
số 1049/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành danh mục các đơn vị hành chính
thuộc vùng khó khăn của cả nước giai đoạn 2014 – 2015 gồm 3.815 xã, thuộc 420
huyện của 53 tỉnh.
Những văn bản này là
căn cứ để thực hiện chế độ, chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội,
giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, giảm
sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong cả nước, bảo đảm quốc
phòng, an ninh.
5. Quyết liệt chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính.
Thực hiện chủ trương,
giải pháp về cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước, năm 2014, Ban Cán sự
Đảng, lãnh đạo Ủy ban Dân tộc đã quyết liệt chỉ đạo các Vụ, đơn vị tập trung
thực hiện cải cách hành chính, góp phần xây dựng nền hành chính trong sạch,
vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả.
Ủy ban Dân tộc đã
tập trung triển khai nhiều giải pháp: tăng cường thể chế quản lý nhà nước,
thường xuyên rà soát, kịp thời sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế
làm việc đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành; rà soát chức
năng, nhiệm vụ các vụ, đơn vị, đảm bảo mỗi nhiệm vụ có một đầu mối phụ trách,
cá nhân chịu trách nhiệm, không để sót nhiệm vụ, không chồng chéo; đề cao trách
nhiệm quản lý, điều hành của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu; nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ theo hướng vừa đào tạo nâng cao trình độ chuyên
môn, lý luận vừa bồi dưỡng kiến thức thực tế; đẩy mạnh kiểm soát thủ tục hành
chính, đảm bảo đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả công
tác cải cách hành chính; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho công nghệ thông
tin và đào tạo cán bộ nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý,
chỉ đạo, điều hành, thực hiện mục tiêu “Chính phủ điện tử” theo quyết định của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015… Trong tháng 11, đã
tổ chức khai trương Cổng Thông tin điện tử thành phần về cải cách hành chính.
6. Tăng cường hợp tác quốc tế về công tác dân tộc.
6.1. Triển khai Đề
án theo Quyết định số 2214/QĐ-TTg về “Tăng cường hợp tác quốc tế, hỗ trợ phát
triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS”, Hội nghị xúc tiến đầu tư và viện
trợ phát triển kinh tế - xã hội do Ủy ban Dân tộc, Liên hiệp các Tổ chức Hữu
nghị Việt Nam phối hợp tổ chức đã thành công tốt đẹp. Các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài cam kết trong 3 năm tới sẽ triển khai 261 chương trình, dự án tại 24
tỉnh có dân tộc thiểu số cao nhất cả nước với tổng số tài trợ không hoàn lại
lên đến 209 triệu đô la Mỹ. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
(Vietinbank), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Ngân hàng Thương mại cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cam kết dành trên 10.000 tỷ đồng để
đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc từ năm 2015 và
những năm tiếp theo.
6.2. Tiếp tục tăng
cường trao đổi, hợp tác về lĩnh vực công tác dân tộc với các quốc gia trong khu
vực và trên thế giới, năm 2014, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức 5 Đoàn công tác sang
thăm và làm việc tại các nước: Nam Phi, Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Lào. Ban
hành Chương trình hành động của Ủy ban Dân tộc về hội nhập quốc tế giai đoạn
2014 – 2020; phối hợp với Cơ quan phát triển Úc và EU đẩy mạnh công tác nâng
cao nhận thức và tuyên truyền về các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
nhằm đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Phối hợp tổ chức các khóa
đào tạo, tập huấn cho cán bộ Lào, cử đoàn cán bộ đi học tập, tập huấn tại Thái
Lan; tổ chức tiếp đón, làm việc với các đoàn khách, các tổ chức quốc tế thăm và
làm việc với Ủy ban Dân tộc.
7. Đẩy mạnh thực hiện Nghị định số 05/NĐ-CP về công tác dân tộc và
triển khai thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020.
7.1. Ủy ban Dân tộc
đã hướng dẫn triển khai Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 và tổ chức Hội
nghị đánh giá tình hình triển khai Chiến lược công tác dân tộc tại 03 khu vực:
phía Bắc, miền Trung – Tây nguyên và phía Nam. Năm 2014, đã có 16 Bộ, ngành, cơ
quan Trung ương và 37 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, ban hành
Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020.
7.2. Bộ trưởng, Chủ
nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành Thông tư số 06/2014/TT-UBDT ngày 10/12/2014 về Hệ
thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc. Đây là cơ sở pháp lý cho việc thu
thập, tổng hợp thông tin số liệu thống kê về công tác dân tộc kịp thời, chính
xác, làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá tình hình công tác dân tộc phục vụ
các cơ quan Đảng, Nhà nước trong quá trình chỉ đạo, điều hành và công tác xây
dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, xây dựng chính sách phát triển các dân
tộc Việt Nam
7.3. Thi hành Điều
11, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân
tộc, Ủy ban Dân tộc và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số
02/2014/TTLT-BNV-UBDT quy định chi tiết hướng dẫn thi hành chính sách cán bộ,
công chức, viên chức người dân tộc thiểu số làm việc trong các cơ quan của
Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương; ở xã, phường, thị trấn.
7.4. Phối hợp với Bộ
Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-UBDT-BTC hướng dẫn thực
hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
8. Tăng cường ký kết chương trình phối hợp công tác với các Ban, Bộ, ngành, tổ chức đoàn thể ở Trung ương.
9. Phê duyệt chủ trương thành lập Học viện Dân tộc trực thuộc ủy ban
dân tộc.
Đây là bước ngoặt
cho công tác đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác dân tộc. Chính phủ giao
Ủy ban Dân tộc xây dựng đề án thành lập Học viện Dân tộc, trong đó xác định rõ
các cơ chế, chính sách đặc thù, đáp ứng yêu cầu đổi mới theo đúng tinh thần Nghị
quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị lần thứ Tám, Ban Chấp hành Trung ương
khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Bộ Giáo dục và Đào
tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức thẩm định đề án
thành lập Học viện Dân tộc theo quy định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét
quyết định.
10. Hoạt động tuyên truyền về công tác dân tộc và phổ biến pháp luật
10.1. Đẩy mạnh tuyên
truyền Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 sửa đổi, có
hiệu lực thi hành từ 01/01/2014, trọng tâm là Điều 5 khẳng định quan điểm,
đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta cùng những điểm mới về công tác dân
tộc và chính sách dân tộc thể hiện trong Hiến pháp sửa đổi.
10.2. Phối hợp với
các địa phương, đơn vị tổ chức thành công Hội thi “Tuyên truyền phòng, chống ma
tuý, HIV/AIDS và ảo vệ an ninh biên giới”, Hội thi “Tìm hiểu pháp luật dành cho
đồng bào dân tộc thiểu số” khu vực đồng bằng sông Cửu Long tại tỉnh Cà Mau.
Tham gia tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ
lần thứ VI tại tỉnh Hậu Giang. Phối hợp với Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Viettel tuyên truyền và tổ chức thành công Lễ hội văn hóa “Sắc xuân Tây Bắc” và
Lễ hội “Âm vang đại ngàn” nhằm giới thiệu về sự tinh túy, công phu và những
triết lý sâu sắc trong đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc,
Tây Nguyên; Phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Bắc tuyên truyền và tổ chức thành công
Chương trình nghệ thuật “Nghĩa tình Tây Bắc” (Chương trình được truyền hình
trực tiếp trên kênh VTV 1 – Đài Truyền hình Việt Nam).
10.3. Tuyên dương
111 học sinh dân tộc thiểu số đoạt giải cao kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và đỗ
thủ khoa, điểm cao kỳ thi đại học, cao đẳng năm 2014 (Lễ tuyên dương được
truyền hình trực tiếp trên kênh VTV 2 – Đài Truyền hình Việt Nam).
10.4.
Lần đầu tiên, đội ngũ những người làm báo cơ quan Ủy ban Dân tộc xuất sắc đoạt
giải Đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc viết vế dân số - kế hoạch hóa gia đình,
thể loại “Nghiên cứu lý luận” với loạt bài “Thực trạng và giải pháp giảm thiểu
hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta”./.
Ban Biên tập