Nông thôn mới vùng dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng khởi sắc
10:41 AM 28/01/2015 | Lượt xem: 3060 In bài viết |Vừa qua,Ủy ban Dân tộc đã tổ chức tổng kết công tác dân tộc năm 2014 và triển khainhiệm vụ năm 2015 trong đó xác định tuyên truyền là một trong những hoạt độngtrọng tâm nhằm góp phần thực hiện thành công các chương trình mục tiêu đã đềra. PNVN đã có cuộc phỏng vấn Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy banDân tộc Nông Quốc Tuấn về vấn đề này.
Thứ
trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn cho biết:
Năm 2014,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, sự phối hợp tích cực của các bộ, ngành, tình hình vùng dân tộc, miền núi
của cả nước tiêp tục có bước khởi sắc. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Chính
phủ đã đầu tư trên 7.800 tỷ đồng, bằng 20% tổng nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ
ngân sách Nhà nước cho vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Nhờ đó, tốc độ
tăng trưởng bình quân của các tỉnh trong vùng đạt từ 8% đến 10%, một số địa phương
có mức tăng trưởng cao trên 10%. Vùng DTTS đạt và vượt kế hoạch về giảm tỷ lệ
hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS và miền núi giảm từ 2% đến 4%, riêng các
huyện nghèo giảm trên 4%. Hệ thống công trình hạ tầng được tăng cường. Các lĩnh
vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội vùng DTTS và miền núi có chuyển biến tích
cực; giá trị văn hóa dân tộc được quan tâm bảo tồn và phát huy. Hệ thống chính
trị cơ sở được củng cố. Hệ thống thương mại, dịch vụ tiếp tục được mở rộng, tạo
điều kiện cho đồng bào giao lưu hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm. Phong trào xây
dựng nông thôn mới được đẩy mạnh, bộ mặt nông thôn vùng dân tộc thiểu số và
miền núi ngày càng khởi sắc; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không
ngừng được cải thiện; hệ thống công trình hạ tầng tiếp tục được tăng cường góp
phần thay đổi bộ mặt nông thôn mới…
Tuy nhiên,
bên cạnh đó công tác dân tộc cũng còn gặp nhiều khó khăn nguồn lực thực hiện
chính sách dân tộc còn hạn chế, chưa đủ tạo ra bước đột phá. Kinh tế - xã hội
vùng DTTS và miền núi phát triển còn chậm; khoảng cách chênh lệch còn lớn giữa
các vùng miền trong cả nước; kết cấu hạ tầng giao thông, điện, thủy lợi, cơ sở
y tế còn nhiều bất cập; đời sống đồng bào vùng DTTS và miền núi được cải thiện
đáng kể nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao, nguy cơ tái nghèo lớn, công tác
giảm nghèo thiếu tính bền vững; tình trạng di cư tự do, tranh chấp đất đai, mua
bán đất trái phép, phá rừng làm nương rẫy… vẫn còn diễn biến phức tạp.
Thứ trưởng có thể đánh giá về công tác phối hợp của báo chí
với ngành dân tộc trong năm qua?
Về cơ bản,
năm qua các báo, tạp chí đã bám sát định hướng nội dung tuyên truyền chú trọng
đổi mới về hình thức, nội dung. Các báo, tạp chí tùy theo tôn chỉ mục đích của
mình đã có những hình thức tuyên truyền, phù hợp đến đối tượng bạn đọc. Tập trung
đăng tải, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước nói chung, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ nói
riêng đối với các bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong phát triển sản
xuất, xóa đói, giảm nghèo: Cung cấp kiến thức, thông tin về khoa học kỹ thuật
phục vụ cho sản xuất như chăn nuôi, trồng trọt, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Giới thiệu những kinh nghiệm hay, mô hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế -
xã hội; tuyên truyền, giới thiệu việc bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc, giữ
gìn an ninh, trật tự nông thôn miền núi. Báo chí đã tích cực tuyên truyền về
Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh, huyện lần thứ II, tập trung biểu dương
những gương đồng bào DTTS là người tốt, việc tốt, làm kinh tế giỏi có tác dụng
cổ vũ rất lớn để bà con vươn lên. Bên cạnh việc tuyên truyền phổ biến kiến
thức, kinh nghiệm làm giàu cho bà con, một số báo, tạp chí còn đi sâu phản ánh
những bất cập trong cơ chế chính sách đưa tiếng nói của người dân gần hơn với
các nhà xây dựng, hoạch định chính sách đồng thời phát hiện, kiến nghị giải
quyết các vướng mắc trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng cuộc
sống mới vùng DTTS và miền núi; đẩy mạnh các hoạt động xã hội, nhân đạo từ
thiện thiết thực, hiệu quả, góp phần sẻ chia khó khăn với đồng bào DTTS và miền
núi, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.
Thưa Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm, trong thời gian tới, báo chí
cần có sự phối hợp như thế nào nhằm nâng cao công tác phối hợp tuyên truyền đối
với đồng bào dân tộc thiểu số?
Ngoài việc
tăng cường nâng cao chất lượng nội dung tin, bài phản ánh đời sống bà con DTTS,
nâng cao nhận thức cho bà con, trong thời gian tới tôi mong muốn báo chí tiếp
tục nắm bắt phản ánh những bất cập trong quá trình triển khai các chủ trương
đường lối vào đời sống. Tôi đơn cử một số ví dụ: Các tiêu chí xây dựng nông
thôn mới trong quá trình áp dụng vào các địa phương vùng sâu vùng xa vùng đặc
biệt khó khăn đã bộc lộ những bất cập. Đời sống của đồng bào DTTS các vùng này
nhìn chung là rất khó khăn chính vì vậy ảnh hưởng đến việc huy động vốn cho
chương trình. Một số tiêu chí cụ thể cũng không phù hợp với thực tế đời sống
đồng bào vùng DTTS và miền núi như quy định nhà phải có tường bê tông bao quanh
trong khi đồng bào vốn nhiều đời nay đã quen sử dụng hàng rào bằng những loại
cây sẵn có của địa phương mình, về chức năng là hoàn toàn đáp ứng chưa kể đem
lại thẩm mỹ cũng như đó là nếp sống quen thuộc. Nhiều nơi đồng bào đã phải chặt
bỏ hàng rào này để làm hàng rào bê tông gây lãng phí, tốn kém… Ngoài ra còn có
những băn khoăn về chính sách như nên quy định thế nào cho hợp lý về việc bắt
buộc cán bộ công chức vùng miền núi, DTTS phải biết ngoại ngữ, chính sách đào
tạo sử dụng cán bộ đặc biệt là cán bộ nữ ở miền núi và khu vực DTTS… Trên cơ sở
những phát hiện phản ánh của báo chí, cơ quan chức năng sẽ có những tháo gỡ,
điều chỉnh phù hợp.
Xin cảm ơn Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm!
(Nguồn: báo Phụ nữ Việt Nam)