"Vì Mỹ và Tehran không còn quan hệ ngoại giao nên chúng tôi đã bỏ lỡ những cơ hội quan trọng để đối thoại với các bạn, những công dân Iran", Telegraph dẫn lời bà Clinton. "Đây là nền tảng để chúng ta tiếp xúc với nhau một cách cởi mở và không ngần ngại".
Bộ Ngoại giao khẳng định sứ quán "ảo" không phải là một cơ quan ngoại giao chính thức, cũng không đại diện hay được xem là sứ quán thực của Mỹ được chính phủ Iran công nhận. Tuy nhiên, trong trường hợp không có tiếp xúc trực tiếp thì website có thể hoạt động như một cầu nối giữa người dân hai nước.
Trang web sứ quán đã đăng tải các cuộc phỏng vấn của bà Clinton với các đài phát thanh tiếng Farsi, bài phát biểu của Tổng thống Barack Obama dành cho người Iran nhân dịp năm mới cùng nhiều chủ đề khác đi kèm thông thông tin về thị thực Mỹ và việc du học ở quốc gia phương Tây theo hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Farsi. Giới chức Mỹ đã đầu tư công sức cho trang web này với hy vọng nó có thể chống đỡ được các nhóm tin tặc hoặc ít nhất là khôi phục hoạt động nhanh chóng nếu bị đánh sập.
Đầu năm nay, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng thiết lập hai tài khoản mạng xã hội Twitter và Facebook tiếng Farsi nhằm mục đích thông tin cho các công dân Iran về các chính sách của chính phủ Mỹ và khuyến khích ý kiến phản hồi. Trước đó, Mỹ từng có một lãnh sự quán "ảo" cho thành phố công nghệ của Ấn Độ Bangalore và một cơ quan đại diện "ảo" ở Somalia.
Trong khi đó, chính quyền Iran bày tỏ sự giận dữ trước sự ra đời của trang web sứ quán ảo và buộc tội Mỹ đang tìm cách can thiệp vào nước này. Washington đã cắt quan hệ ngoại giao với Tehran sau Cách mạng Hồi giáo năm 1979, khi những người biểu tình bao vây sứ quán Mỹ và 52 người Mỹ bị bắt cóc trong hơn 400 ngày. Gần đây, căng thẳng trong quan hệ song phương tiếp tục leo thang khi Mỹ cùng các nước phương Tây gia tăng áp lực và các biện pháp trừng phạt nhằm buộc Tehran chấm dứt chương trình hạt nhân.
Bộ Ngoại giao khẳng định sứ quán "ảo" không phải là một cơ quan ngoại giao chính thức, cũng không đại diện hay được xem là sứ quán thực của Mỹ được chính phủ Iran công nhận. Tuy nhiên, trong trường hợp không có tiếp xúc trực tiếp thì website có thể hoạt động như một cầu nối giữa người dân hai nước.
Trang web sứ quán đã đăng tải các cuộc phỏng vấn của bà Clinton với các đài phát thanh tiếng Farsi, bài phát biểu của Tổng thống Barack Obama dành cho người Iran nhân dịp năm mới cùng nhiều chủ đề khác đi kèm thông thông tin về thị thực Mỹ và việc du học ở quốc gia phương Tây theo hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Farsi. Giới chức Mỹ đã đầu tư công sức cho trang web này với hy vọng nó có thể chống đỡ được các nhóm tin tặc hoặc ít nhất là khôi phục hoạt động nhanh chóng nếu bị đánh sập.
Đầu năm nay, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng thiết lập hai tài khoản mạng xã hội Twitter và Facebook tiếng Farsi nhằm mục đích thông tin cho các công dân Iran về các chính sách của chính phủ Mỹ và khuyến khích ý kiến phản hồi. Trước đó, Mỹ từng có một lãnh sự quán "ảo" cho thành phố công nghệ của Ấn Độ Bangalore và một cơ quan đại diện "ảo" ở Somalia.
Trong khi đó, chính quyền Iran bày tỏ sự giận dữ trước sự ra đời của trang web sứ quán ảo và buộc tội Mỹ đang tìm cách can thiệp vào nước này. Washington đã cắt quan hệ ngoại giao với Tehran sau Cách mạng Hồi giáo năm 1979, khi những người biểu tình bao vây sứ quán Mỹ và 52 người Mỹ bị bắt cóc trong hơn 400 ngày. Gần đây, căng thẳng trong quan hệ song phương tiếp tục leo thang khi Mỹ cùng các nước phương Tây gia tăng áp lực và các biện pháp trừng phạt nhằm buộc Tehran chấm dứt chương trình hạt nhân.
Anh Ngọc (Nguồn: Vnexpress.net)