“Cơn lốc” HIV ở Mường Lát
11:57 AM 29/09/2011 | Lượt xem: 2273 In bài viết |Là một bản miền núi thuộc huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa), bản Poọng nằm cách trung tâm thành phố chừng 250km ngược lên phía Tây. Ít ai nghĩ rằng, bản ở vùng sơn địa xứ Thanh đã từng được đi vào bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng lại chứa đựng một nỗi đau nặng nề bởi “cơn lốc” HIV/AIDS mấy năm gần đây tràn qua bản.
Chúng tôi đến bản Poọng, xã Tam Chung, huyện Mường Lát, Thanh Hóa trong một buổi chiều se lạnh. Con đường mòn bên dòng sông Mã dẫn chúng tôi vào sâu trong bản Poọng, nằm lọt thỏm trong thung lũng gồm 78 hộ dân với 400 nhân khẩu, chủ yếu là người dân tộc Thái.
Theo một số người già trong bản, trước đây, bản lúc nào cũng đông vui, cũng có tiếng cười của trẻ nhỏ nô đùa. Nhưng mấy năm trở lại đây, bản càng trở nên vắng người, nhất là thanh niên. Thấy chúng tôi ăn mặc khác so với người trong bản, mọi người đều nhìn với ánh mắt nghi ngờ. Các già cảnh giác, vì nghĩ chúng tôi là người lạ vào bản để lôi kéo thanh niên trong bản đi tìm ma túy, hút chích.
Ông Ban Sôm (60 tuổi), dân bản cho biết: “Hơn 3 năm trở lại đây, thanh niên trai tráng trong bản thi nhau hút thuốc phiện, một người hút, hai người hút, rồi ai cũng học đòi. Nhiều cháu mới lớn đi theo các anh rồi mang “cái nghiện” về nhà, rồi hút, chích..., kim tiêm vứt tràn lan trong bản”.
Sở dĩ “cơn lốc” HIV/AIDS ngày một lan rộng trong bản nhỏ là vì sau mỗi một mùa nương rẫy, người dân không có việc làm. Thanh niên trong bản đua nhau sang Lào tìm việc, sau khi trở về bản, họ đã trở thành nô lệ của “hàng đen”, “hàng trắng”. Rồi một hôm, một thanh niên trong bản lăn ra chết sau một cú sốc thuốc. Đưa vào viện mới biết người này bị bệnh AIDS. Lúc này, dân bản mới biết HIV/ AIDS đã tràn về. Từ năm 2009 đến nay, đã có gần 30 người chết vì căn bệnh hiểm ác này.
Cái chết từ ma túy và căn bệnh HIV/AIDS như một màu đen bao trùm lên bản Poọng. Nhiều gia đình phải chịu cảnh con bỏ cha mẹ, anh bỏ em, vợ bỏ chồng... và đau lòng hơn nữa là những trai bản ở tuổi đôi mươi vừa được làm bố đã phải qua đời vì bệnh AIDS, những đứa trẻ nhiễm HIV.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà sàn cũ nát, ông Ban Sôm nhìn hai đứa cháu nhỏ của mình mà rớt nước mắt. Ông tâm sự với chúng tôi bằng tiếng phổ thông chưa sõi: Con trai ông lấy vợ gần chục năm nay, sinh được hai cháu. Năm 2010, cả hai vợ chồng đều chết vì nhiễm HIV, để lại con nhỏ cho ông. Đứa lớn năm nay lên 7 tuổi, còn đứa nhỏ chưa đầy 4 tuổi. Không những thế, người dân trong bản, các bạn cùng lứa đều xa lánh các cháu vì sợ lây HIV.
“Cơn lốc” HIV/AIDS từ bản Poọng đã lan nhanh sang các bản bên cạnh. Ông Vi Văn Khít, trưởng bản Lát, bản kế bên bản Poọng cho biết: Từ năm 2009 đến nay, bản Lát có hơn chục người bị nghiện và 3 người chết do nhiễm HIV. Trong số đó, chủ yếu là nam giới tuổi từ 20 đến 30, một số ít phụ nữ bị mắc bệnh do bị lây nhiễm từ chồng. Ông Khít cho biết: “Số người trong bản đang nghiện ma túy nặng có nguy cơ nhiễm vi-rút HIV rất cao do dùng chung kim tiêm để chích thuốc. Vài năm nữa, không biết bản Poọng, bản Lát có còn thanh niên trai tráng để lên nương rẫy nữa không”.
Chúng tôi lại đi men theo sườn núi về xuôi trong buổi chiều tối mập mờ. Trẻ em bản Poọng lấm lem bùn đất nô đùa một cách hồn nhiên. Tương lai của bọn trẻ sẽ ra sao khi cha mẹ chúng vừa phải lo miếng ăn hàng ngày, vừa gồng mình chống chọi với “cơn lốc” ma túy, HIV/AIDS đang hoành hành trong bản.
Theo một số người già trong bản, trước đây, bản lúc nào cũng đông vui, cũng có tiếng cười của trẻ nhỏ nô đùa. Nhưng mấy năm trở lại đây, bản càng trở nên vắng người, nhất là thanh niên. Thấy chúng tôi ăn mặc khác so với người trong bản, mọi người đều nhìn với ánh mắt nghi ngờ. Các già cảnh giác, vì nghĩ chúng tôi là người lạ vào bản để lôi kéo thanh niên trong bản đi tìm ma túy, hút chích.
Ông Ban Sôm (60 tuổi), dân bản cho biết: “Hơn 3 năm trở lại đây, thanh niên trai tráng trong bản thi nhau hút thuốc phiện, một người hút, hai người hút, rồi ai cũng học đòi. Nhiều cháu mới lớn đi theo các anh rồi mang “cái nghiện” về nhà, rồi hút, chích..., kim tiêm vứt tràn lan trong bản”.
Sở dĩ “cơn lốc” HIV/AIDS ngày một lan rộng trong bản nhỏ là vì sau mỗi một mùa nương rẫy, người dân không có việc làm. Thanh niên trong bản đua nhau sang Lào tìm việc, sau khi trở về bản, họ đã trở thành nô lệ của “hàng đen”, “hàng trắng”. Rồi một hôm, một thanh niên trong bản lăn ra chết sau một cú sốc thuốc. Đưa vào viện mới biết người này bị bệnh AIDS. Lúc này, dân bản mới biết HIV/ AIDS đã tràn về. Từ năm 2009 đến nay, đã có gần 30 người chết vì căn bệnh hiểm ác này.
Cái chết từ ma túy và căn bệnh HIV/AIDS như một màu đen bao trùm lên bản Poọng. Nhiều gia đình phải chịu cảnh con bỏ cha mẹ, anh bỏ em, vợ bỏ chồng... và đau lòng hơn nữa là những trai bản ở tuổi đôi mươi vừa được làm bố đã phải qua đời vì bệnh AIDS, những đứa trẻ nhiễm HIV.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà sàn cũ nát, ông Ban Sôm nhìn hai đứa cháu nhỏ của mình mà rớt nước mắt. Ông tâm sự với chúng tôi bằng tiếng phổ thông chưa sõi: Con trai ông lấy vợ gần chục năm nay, sinh được hai cháu. Năm 2010, cả hai vợ chồng đều chết vì nhiễm HIV, để lại con nhỏ cho ông. Đứa lớn năm nay lên 7 tuổi, còn đứa nhỏ chưa đầy 4 tuổi. Không những thế, người dân trong bản, các bạn cùng lứa đều xa lánh các cháu vì sợ lây HIV.
“Cơn lốc” HIV/AIDS từ bản Poọng đã lan nhanh sang các bản bên cạnh. Ông Vi Văn Khít, trưởng bản Lát, bản kế bên bản Poọng cho biết: Từ năm 2009 đến nay, bản Lát có hơn chục người bị nghiện và 3 người chết do nhiễm HIV. Trong số đó, chủ yếu là nam giới tuổi từ 20 đến 30, một số ít phụ nữ bị mắc bệnh do bị lây nhiễm từ chồng. Ông Khít cho biết: “Số người trong bản đang nghiện ma túy nặng có nguy cơ nhiễm vi-rút HIV rất cao do dùng chung kim tiêm để chích thuốc. Vài năm nữa, không biết bản Poọng, bản Lát có còn thanh niên trai tráng để lên nương rẫy nữa không”.
Chúng tôi lại đi men theo sườn núi về xuôi trong buổi chiều tối mập mờ. Trẻ em bản Poọng lấm lem bùn đất nô đùa một cách hồn nhiên. Tương lai của bọn trẻ sẽ ra sao khi cha mẹ chúng vừa phải lo miếng ăn hàng ngày, vừa gồng mình chống chọi với “cơn lốc” ma túy, HIV/AIDS đang hoành hành trong bản.
Tuấn Thanh (Theo: Báo Biên phòng)