Bốn bị cáo lần lượt là phó chủ tịch đảng Nuon Chea với biệt danh "anh hai", cựu chủ tịch nước Khieu Samphan, cựu phó thủ tướng Ieng Sary và nguyên bộ trưởng các vấn đề xã hội Ieng Thirith, AFP đưa tin.
Bộ tứ này phải đối mặt với hàng loạt tội danh bao gồm diệt chủng, tội ác chống lại loài người và tội ác chiến tranh. Cả 4 người đều phủ nhận mọi cáo buộc chống lại họ và phiên tòa thứ hai từ trước tới nay để xét xử các lãnh đạo của chế độ Khmer Đỏ có thể sẽ kéo dài nhiều năm.
"Đây là phiên xét xử quan trọng nhất từng được tổ chức tại tòa án này. Chưa từng có phiên tòa nào quy mô và phức tạp như thế kể từ phiên tòa xét xử Đức Quốc xã sau Thế chiến II", ủy viên công tố Andrew Cayley nói.
Phiên xét xử đầu tiên này dự kiến sẽ kéo dài trong 4 ngày và tập trung vào danh sách các chuyên gia và nhân chứng, cũng như các phản biện pháp lý bước đầu. Lời khai đầy đủ của các bị cáo nay đã cao tuổi và lần lượt bị bắt giam từ năm 2007 tới nay, sẽ chỉ có được nhanh nhất vào tháng 8.
Đây là diễn biến nổi bật nhất trong quá trình chuẩn bị kéo dài nhiều năm cho phiên tòa xét xử các tội ác chiến tranh, vốn được bắt đầu vào năm 2006 sau gần một thập kỷ thương lượng giữa Campuchia và Liên Hợp Quốc.
Trong phiên tòa đầu tiên kéo dài hơn một năm, tòa đã tuyên án cựu giám đốc nhà tù Tuol Sleng, ông Kaing Guek Eav hay thường được biết đến với cái tên Duch, 30 năm tù giam vì có liên quan tới cái chết của 15.000 người. Bị cáo Duch hiện đang kháng án.
Phiên tòa xét xử lần này sẽ phức tạp hơn nhiều, vì nó liên quan tới các lãnh đạo cấp cao của chế độ Khmer Đỏ vốn luôn phủ nhận mọi cáo buộc, trong khi các nạn nhân còn sống và các hiện trường tội ác lại trải khắp Campuchia.
"Những cựu lãnh đạo này đều không nhận tội. Họ sẽ giữ nguyên quan điểm và từ chối hợp tác", Anne Heindel, cố vấn pháp lý của Trung tâm Tư liệu Campuchia chuyên nghiên cứu về tội ác Khmer Đỏ, nói.
Sức khỏe của các bị cáo cũng là một vấn đề đáng quan tâm khác. Với độ tuổi từ 79 tới 85, những người này hiện có nhiều vấn đề sức khỏe và chưa chắc đã sống được tới khi tòa án đưa ra phán quyết cuối cùng.
Mặc dù vậy, nhiều nạn nhân sống sót hy vọng phiên tòa cuối cùng sẽ mang lại ánh sáng để rọi vào một quãng thời gian đen tối, Theary Seng, người sáng lập Trung tâm Hòa giải và Công lý Campuchia cho biết. Bà Seng cũng mất cha mẹ trong giai đoạn mà Khmer Đỏ nắm quyền ở Campuchia.
Chế độ Khmer Đỏ của "anh cả" Pol Pot, người qua đời năm 1998, đã gây nên cái chết của hai triệu người Campuchia vì bị bỏ đói, làm việc quá sức, bị tra tấn và hành quyết trong giai đoạn 1975-1979.
Bộ tứ này phải đối mặt với hàng loạt tội danh bao gồm diệt chủng, tội ác chống lại loài người và tội ác chiến tranh. Cả 4 người đều phủ nhận mọi cáo buộc chống lại họ và phiên tòa thứ hai từ trước tới nay để xét xử các lãnh đạo của chế độ Khmer Đỏ có thể sẽ kéo dài nhiều năm.
"Đây là phiên xét xử quan trọng nhất từng được tổ chức tại tòa án này. Chưa từng có phiên tòa nào quy mô và phức tạp như thế kể từ phiên tòa xét xử Đức Quốc xã sau Thế chiến II", ủy viên công tố Andrew Cayley nói.
Phiên xét xử đầu tiên này dự kiến sẽ kéo dài trong 4 ngày và tập trung vào danh sách các chuyên gia và nhân chứng, cũng như các phản biện pháp lý bước đầu. Lời khai đầy đủ của các bị cáo nay đã cao tuổi và lần lượt bị bắt giam từ năm 2007 tới nay, sẽ chỉ có được nhanh nhất vào tháng 8.
Đây là diễn biến nổi bật nhất trong quá trình chuẩn bị kéo dài nhiều năm cho phiên tòa xét xử các tội ác chiến tranh, vốn được bắt đầu vào năm 2006 sau gần một thập kỷ thương lượng giữa Campuchia và Liên Hợp Quốc.
Trong phiên tòa đầu tiên kéo dài hơn một năm, tòa đã tuyên án cựu giám đốc nhà tù Tuol Sleng, ông Kaing Guek Eav hay thường được biết đến với cái tên Duch, 30 năm tù giam vì có liên quan tới cái chết của 15.000 người. Bị cáo Duch hiện đang kháng án.
Phiên tòa xét xử lần này sẽ phức tạp hơn nhiều, vì nó liên quan tới các lãnh đạo cấp cao của chế độ Khmer Đỏ vốn luôn phủ nhận mọi cáo buộc, trong khi các nạn nhân còn sống và các hiện trường tội ác lại trải khắp Campuchia.
"Những cựu lãnh đạo này đều không nhận tội. Họ sẽ giữ nguyên quan điểm và từ chối hợp tác", Anne Heindel, cố vấn pháp lý của Trung tâm Tư liệu Campuchia chuyên nghiên cứu về tội ác Khmer Đỏ, nói.
Sức khỏe của các bị cáo cũng là một vấn đề đáng quan tâm khác. Với độ tuổi từ 79 tới 85, những người này hiện có nhiều vấn đề sức khỏe và chưa chắc đã sống được tới khi tòa án đưa ra phán quyết cuối cùng.
Mặc dù vậy, nhiều nạn nhân sống sót hy vọng phiên tòa cuối cùng sẽ mang lại ánh sáng để rọi vào một quãng thời gian đen tối, Theary Seng, người sáng lập Trung tâm Hòa giải và Công lý Campuchia cho biết. Bà Seng cũng mất cha mẹ trong giai đoạn mà Khmer Đỏ nắm quyền ở Campuchia.
Chế độ Khmer Đỏ của "anh cả" Pol Pot, người qua đời năm 1998, đã gây nên cái chết của hai triệu người Campuchia vì bị bỏ đói, làm việc quá sức, bị tra tấn và hành quyết trong giai đoạn 1975-1979.
Phan Lê (vnexpress.net)