Xà gạt giúp người hạ gỗ dựng nhà, phát rẫy trồng lương, dẹp đường ra suối; sát cánh bên người dân Xơ Đăng chiến đấu với kẻ thù để bảo vệ buôn làng...
Huyền tích kể rằng, năm ấy ở rừng đầu buôn xuất hiện một con cọp ba móng hung dữ, tàn ác. Trai tráng hiệp lực cùng phường săn mai phục, tìm đủ mọi cách hết ngày này qua ngày khác vẫn không làm sao diệt được cọp dữ.
Khi ấy thần linh thương tình đã hiện về dạy cho thanh niên trong buôn bài quyền dùng xà gạc chém cọp. Trong bài quyền ấy, lưỡi xà gạt không phải bổ từ trên xuống mà chém hất ngược từ dưới lên, kết hợp với những động tác xoay người liên tục để mãnh thú hoảng loạn.
Kỳ lạ thay, khi tất cả trai tráng trong buôn cùng tập bài quyền, chỉ nghe tiếng gió vù vù do hàng trăm chiếc xà gạt tạo nên, con cọp ba móng sợ quá bỏ trốn biệt tăm vào rừng thẳm trả lại bình yên cho buôn làng...
Chiếc xà gạt của đồng bào Xơ Đăng thường có lưỡi rộng từ 4-5cm, dài 25-30cm được gắn trên cán gỗ mun hoặc gỗ le. Xà gạt có 2 kiểu là mũi nhọn hoặc mũi bằng. Nếu xà gạt mũi nhọn tiện trong chiến đấu, đi săn hay chọc lỗ tra hạt thì xà gạt mũi bằng lại phù hợp để đi rừng, phát rẫy, chặt cây.
Để tạo ra lực thuận lợi khi sử dụng, các nghệ nhân rèn Xơ Đăng bao giờ cũng thiết kế phần lưỡi xà gạt nhỏ dần từ mũi đến cán, ở cuối lưỡi có một lỗ nhỏ để khi tra vào cán sẽ dùng chốt đồng hoặc chốt sắt giữ cho lưỡi xà gạt không bị tuột ra.
Tùy thuộc vào sở thích, tay nghề của từng nghệ nhân chế tác mà cán xà gạt có chạm trổ nhiều hay ít hoạ tiết hoa văn, có thể là hình cây cối, chim muông, thú rừng; có khi là biểu tượng về những sinh hoạt của con người.
Với đàn ông Xơ đăng, xà gạt như một người bạn tri kỷ, một vật dụng bất ly thân từ lúc trưởng thành cho đến khi về bên kia thế giới. Trong lễ đặt tên của một cậu bé Xơ đăng, bao giờ gia đình cũng phải chuẩn bị trước một cây xà gạt chưa có ai làm chủ nhân để làm vật thiêng cho cậu bé chạm tay vào.
Khi cậu bé đến tuổi trưởng thành, người bố sẽ dùng chính chiếc xà gạt ấy đặt lên vai con trai với ý nghĩa gửi gắm toàn bộ những ước mơ, khát vọng mà đời trước chưa hoàn thành để thế hệ sau tiếp bước. Chính vì thế mà đàn ông Xơ Đăng luôn xem chiếc xà gạt được trao truyền là vật trang sức quý báu, là biểu hiện lòng kiêu hãnh và bản lĩnh của mình.
“Đàn ông Xơ Đăng sợ nhất là bị người ta lấy mất chiếc xà gạt mình. Chiếc xà gạt là điểm tựa để buôn làng tồn tại vững bền qua thời gian đấy...” - già Hồ Thia ở buôn Măng Tó, xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, Quảng Nam chia sẻ.
Huyền tích kể rằng, năm ấy ở rừng đầu buôn xuất hiện một con cọp ba móng hung dữ, tàn ác. Trai tráng hiệp lực cùng phường săn mai phục, tìm đủ mọi cách hết ngày này qua ngày khác vẫn không làm sao diệt được cọp dữ.
Khi ấy thần linh thương tình đã hiện về dạy cho thanh niên trong buôn bài quyền dùng xà gạc chém cọp. Trong bài quyền ấy, lưỡi xà gạt không phải bổ từ trên xuống mà chém hất ngược từ dưới lên, kết hợp với những động tác xoay người liên tục để mãnh thú hoảng loạn.
Kỳ lạ thay, khi tất cả trai tráng trong buôn cùng tập bài quyền, chỉ nghe tiếng gió vù vù do hàng trăm chiếc xà gạt tạo nên, con cọp ba móng sợ quá bỏ trốn biệt tăm vào rừng thẳm trả lại bình yên cho buôn làng...
Chiếc xà gạt của đồng bào Xơ Đăng thường có lưỡi rộng từ 4-5cm, dài 25-30cm được gắn trên cán gỗ mun hoặc gỗ le. Xà gạt có 2 kiểu là mũi nhọn hoặc mũi bằng. Nếu xà gạt mũi nhọn tiện trong chiến đấu, đi săn hay chọc lỗ tra hạt thì xà gạt mũi bằng lại phù hợp để đi rừng, phát rẫy, chặt cây.
Để tạo ra lực thuận lợi khi sử dụng, các nghệ nhân rèn Xơ Đăng bao giờ cũng thiết kế phần lưỡi xà gạt nhỏ dần từ mũi đến cán, ở cuối lưỡi có một lỗ nhỏ để khi tra vào cán sẽ dùng chốt đồng hoặc chốt sắt giữ cho lưỡi xà gạt không bị tuột ra.
Tùy thuộc vào sở thích, tay nghề của từng nghệ nhân chế tác mà cán xà gạt có chạm trổ nhiều hay ít hoạ tiết hoa văn, có thể là hình cây cối, chim muông, thú rừng; có khi là biểu tượng về những sinh hoạt của con người.
Với đàn ông Xơ đăng, xà gạt như một người bạn tri kỷ, một vật dụng bất ly thân từ lúc trưởng thành cho đến khi về bên kia thế giới. Trong lễ đặt tên của một cậu bé Xơ đăng, bao giờ gia đình cũng phải chuẩn bị trước một cây xà gạt chưa có ai làm chủ nhân để làm vật thiêng cho cậu bé chạm tay vào.
Khi cậu bé đến tuổi trưởng thành, người bố sẽ dùng chính chiếc xà gạt ấy đặt lên vai con trai với ý nghĩa gửi gắm toàn bộ những ước mơ, khát vọng mà đời trước chưa hoàn thành để thế hệ sau tiếp bước. Chính vì thế mà đàn ông Xơ Đăng luôn xem chiếc xà gạt được trao truyền là vật trang sức quý báu, là biểu hiện lòng kiêu hãnh và bản lĩnh của mình.
“Đàn ông Xơ Đăng sợ nhất là bị người ta lấy mất chiếc xà gạt mình. Chiếc xà gạt là điểm tựa để buôn làng tồn tại vững bền qua thời gian đấy...” - già Hồ Thia ở buôn Măng Tó, xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, Quảng Nam chia sẻ.
Vĩnh Minh (Nguồn: Dân việt)