Lễ hội Lồng Tồng - nét văn hóa truyền thống đặc sắc
03:56 AM 24/03/2011 | Lượt xem: 2617 In bài viết |
Người Thái có điệu xòe với 6 điệu xòe cổ, điệu khắp say lòng người thì người Tày có điệu dậm thuông với các điệu dậm thuông cổ. Điệu dậm chèo thuyền, dậm múa quạt nhẹ nhàng, thướt tha của các thiếu nữ Tày, rồi dậm đàn tính, dậm múa kiếm vui tươi, khỏe khoắn của hàng trăm chàng trai, cô gái… Tất cả như mời gọi, cuốn hút cả người bản địa lẫn khách phương xa.
Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, đồng bào các dân tộc Thái, Tày, Dao… lại tưng bừng mở Hội Lồng Tồng (Cầu mùa) để tạ ơn đất, trời, các vị thần linh, thổ địa, thành hoàng trong vùng… đã phù hộ cho mùa màng bội thu, cuộc sống tốt lành, đồng thời cầu xin một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, con người khỏe mạnh, cuộc sống yên vui, an lành và hạnh phúc… Bên cạnh phần lễ là các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thi đấu các môn thể thao dân tộc truyền thống như: bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy, đua mảng, múa xòe, dậm thuông, điệu khắp… thu hút hàng trăm người tham gia.
Hội Lồng Tồng được chọn tổ chức ở một địa điểm trên một thửa ruộng rộng (Tổng) hay khu đất rộng, bằng phẳng của xã, thôn bản. Theo quan niệm của đồng bào dân tộc vùng đồng bào Thái Mường Lò hay Tày, Dao vùng thượng huyện Trấn Yên và vùng Đông hồ Thác Bà, đây là một nghi lễ rất thiêng liêng và quan trọng trong ngày đầu năm mới. Mỗi thôn, làng bản trong xã đều phải chuẩn bị một mâm lễ vật, tùy theo điều kiện của từng thôn để góp lễ. Các lễ vật trên mâm thường là các loại bánh được làm từ lúa, ngô, thịt lợn, gà, xôi ngũ sắc…
Lễ hội Lồng Tồng của đồng bào Thái ở vùng Mường Lò (Văn Chấn) được tổ chức ngoài trời. Ngoài các mâm cỗ của các thôn còn có một mâm cỗ lớn mà người dân ở đây gọi là “Pan cộ” có nghĩa là mâm cỗ “cái” gồm có một con lợn đã mổ bỏ nội tạng chưa nấu chín, 3 bát hương, hai đĩa xôi, 15 chiếc chén, 12 đôi đũa, một mâm lễ gồm một cuộn vải Thái, ba đĩa lá trầu không, vòng cổ, vòng tay...
Khi lễ cúng kết thúc, con lợn sẽ được chia đều cho các lễ của các thôn, tượng trưng cho phát lộc, may mắn cho nhân dân ở các thôn, bản. Tùy theo tục lệ của từng thôn mà sự sắp lễ có đôi chút khác nhau. Có thể là một mâm ngũ quả gọi là “Pan lệ” gồm một nải chuối, một chiếc bánh chưng, hoa quả, bánh kẹo... cùng với một mâm “Còn vòng” gồm một con gà luộc, 5 đôi chén đũa, một chai nước lã, một bát nước, một bát gạo, một chai rượu trắng.
Đôi khi có mâm cỗ giống như trên nhưng người ta đặt hẳn con gà còn sống nguyên trong bu để cúng dâng. Đặc biệt, có hai mâm cỗ giống nhau mỗi mâm bày một con gà luộc, người dân nơi đây gọi là “Pan tạo cắp A Nha” có nghĩa là mâm của tạo thổ và tạo phìa, là người đứng đầu trong một vùng. Sự sắp xếp đó thể hiện sự kính trọng của nhân dân đối với người có địa vị, đồng thời thể hiện tính trật tự trong xã hội.
Khác với lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Thái, đồng bào Tày, Dao lại tổ chức các thôn rước lễ dâng cúng sau đó các mâm lễ được đưa vào trong những chiếc lán che phên, lợp mái cọ để cúng dâng cầu xin Thành hoàng, bản thổ, chúa làng cùng ma rừng, mẹ suối về ăn bát cơm chay, uống chén rượu nhạt và vui hội. Mâm cúng gọi là thanh bông hoa quả được đồng bào trong thôn, làng đóng góp công sức cùng nhau chuẩn bị. Tùy theo tục của thôn mà mâm cúng chỉ toàn các món chế biến từ thịt lợn, hay có mâm cỗ cúng chỉ toàn thịt gà cùng với các loại bánh được làm từ gạo với các loại bánh theo tập tục xưa như: bánh uôi, bánh pìa, chè lam, bánh cây trầu, bỏng gạo…
Vào giờ tốt tổ chức lễ cúng, phía trước lán các thiếu nữ dưới sự dẫn dắt của nghệ nhân, già làng thể hiện màn dậm hầu. Tiếng trống, chiêng thúc từng hồi, thiếu nữ trong bộ trang phụ dân tộc truyền thống, tay nâng trầu, hương, hoa, ngón tay kẹp đôi chuông đồng nhỏ rung bên này, vảy bên kia nhịp nhàng, nhịp nhàng điệu dậm, chân bước tiến, bước lùi theo tiếng chuông ngân. Sau phần cúng lễ, các chàng trai, cô gái nô nức xuống đồng làm lễ Tịch điền cùng cày cấy mùa vụ mới.
Phần hội cũng được các vùng tổ chức với các trò vui chơi giải trí hấp dẫn, mang đậm bản sắc các dân tộc. Người Thái có điệu xòe với 6 điệu xòe cổ, điệu khắp say lòng người thì người Tày có điệu dậm thuông với các điệu dậm thuông cổ. Điệu dậm chèo thuyền, dậm múa quạt nhẹ nhàng, thướt tha của các thiếu nữ Tày, rồi dậm đàn tính, dậm múa kiếm vui tươi, khỏe khoắn của hàng trăm chàng trai, cô gái… Tất cả như mời gọi, cuốn hút cả người bản địa lẫn khách phương xa.
Mỗi nơi tổ chức lễ hội Cầu mùa có khác nhau nhưng Lễ hội Lồng Tồng của đồng bào Thái, Tày, Dao đều chung một ý niệm cầu cho năm mới mùa màng tốt tươi, sức khỏe, ấm no, hạnh phúc. Lễ hội thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc, lòng biết ơn đối với các vị thần linh, thổ địa, Thành hoàng và những chúa làng, người có công khai phá vùng đất lập bản, lập mường… đã phù hộ cho họ trồng cấy được mùa vụ bội thu.
Lễ hội Lồng Tồng mang đậm bản sắc văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số đã được lưu giữ và phát huy mạnh mẽ. Thông qua lễ hội tạo điều kiện đồng bào trong vùng gặp gỡ, đoàn kết gắn bó, giao lưu giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống.
Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, đồng bào các dân tộc Thái, Tày, Dao… lại tưng bừng mở Hội Lồng Tồng (Cầu mùa) để tạ ơn đất, trời, các vị thần linh, thổ địa, thành hoàng trong vùng… đã phù hộ cho mùa màng bội thu, cuộc sống tốt lành, đồng thời cầu xin một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, con người khỏe mạnh, cuộc sống yên vui, an lành và hạnh phúc… Bên cạnh phần lễ là các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thi đấu các môn thể thao dân tộc truyền thống như: bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy, đua mảng, múa xòe, dậm thuông, điệu khắp… thu hút hàng trăm người tham gia.
Hội Lồng Tồng được chọn tổ chức ở một địa điểm trên một thửa ruộng rộng (Tổng) hay khu đất rộng, bằng phẳng của xã, thôn bản. Theo quan niệm của đồng bào dân tộc vùng đồng bào Thái Mường Lò hay Tày, Dao vùng thượng huyện Trấn Yên và vùng Đông hồ Thác Bà, đây là một nghi lễ rất thiêng liêng và quan trọng trong ngày đầu năm mới. Mỗi thôn, làng bản trong xã đều phải chuẩn bị một mâm lễ vật, tùy theo điều kiện của từng thôn để góp lễ. Các lễ vật trên mâm thường là các loại bánh được làm từ lúa, ngô, thịt lợn, gà, xôi ngũ sắc…
Lễ hội Lồng Tồng của đồng bào Thái ở vùng Mường Lò (Văn Chấn) được tổ chức ngoài trời. Ngoài các mâm cỗ của các thôn còn có một mâm cỗ lớn mà người dân ở đây gọi là “Pan cộ” có nghĩa là mâm cỗ “cái” gồm có một con lợn đã mổ bỏ nội tạng chưa nấu chín, 3 bát hương, hai đĩa xôi, 15 chiếc chén, 12 đôi đũa, một mâm lễ gồm một cuộn vải Thái, ba đĩa lá trầu không, vòng cổ, vòng tay...
Khi lễ cúng kết thúc, con lợn sẽ được chia đều cho các lễ của các thôn, tượng trưng cho phát lộc, may mắn cho nhân dân ở các thôn, bản. Tùy theo tục lệ của từng thôn mà sự sắp lễ có đôi chút khác nhau. Có thể là một mâm ngũ quả gọi là “Pan lệ” gồm một nải chuối, một chiếc bánh chưng, hoa quả, bánh kẹo... cùng với một mâm “Còn vòng” gồm một con gà luộc, 5 đôi chén đũa, một chai nước lã, một bát nước, một bát gạo, một chai rượu trắng.
Đôi khi có mâm cỗ giống như trên nhưng người ta đặt hẳn con gà còn sống nguyên trong bu để cúng dâng. Đặc biệt, có hai mâm cỗ giống nhau mỗi mâm bày một con gà luộc, người dân nơi đây gọi là “Pan tạo cắp A Nha” có nghĩa là mâm của tạo thổ và tạo phìa, là người đứng đầu trong một vùng. Sự sắp xếp đó thể hiện sự kính trọng của nhân dân đối với người có địa vị, đồng thời thể hiện tính trật tự trong xã hội.
Khác với lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Thái, đồng bào Tày, Dao lại tổ chức các thôn rước lễ dâng cúng sau đó các mâm lễ được đưa vào trong những chiếc lán che phên, lợp mái cọ để cúng dâng cầu xin Thành hoàng, bản thổ, chúa làng cùng ma rừng, mẹ suối về ăn bát cơm chay, uống chén rượu nhạt và vui hội. Mâm cúng gọi là thanh bông hoa quả được đồng bào trong thôn, làng đóng góp công sức cùng nhau chuẩn bị. Tùy theo tục của thôn mà mâm cúng chỉ toàn các món chế biến từ thịt lợn, hay có mâm cỗ cúng chỉ toàn thịt gà cùng với các loại bánh được làm từ gạo với các loại bánh theo tập tục xưa như: bánh uôi, bánh pìa, chè lam, bánh cây trầu, bỏng gạo…
Vào giờ tốt tổ chức lễ cúng, phía trước lán các thiếu nữ dưới sự dẫn dắt của nghệ nhân, già làng thể hiện màn dậm hầu. Tiếng trống, chiêng thúc từng hồi, thiếu nữ trong bộ trang phụ dân tộc truyền thống, tay nâng trầu, hương, hoa, ngón tay kẹp đôi chuông đồng nhỏ rung bên này, vảy bên kia nhịp nhàng, nhịp nhàng điệu dậm, chân bước tiến, bước lùi theo tiếng chuông ngân. Sau phần cúng lễ, các chàng trai, cô gái nô nức xuống đồng làm lễ Tịch điền cùng cày cấy mùa vụ mới.
Phần hội cũng được các vùng tổ chức với các trò vui chơi giải trí hấp dẫn, mang đậm bản sắc các dân tộc. Người Thái có điệu xòe với 6 điệu xòe cổ, điệu khắp say lòng người thì người Tày có điệu dậm thuông với các điệu dậm thuông cổ. Điệu dậm chèo thuyền, dậm múa quạt nhẹ nhàng, thướt tha của các thiếu nữ Tày, rồi dậm đàn tính, dậm múa kiếm vui tươi, khỏe khoắn của hàng trăm chàng trai, cô gái… Tất cả như mời gọi, cuốn hút cả người bản địa lẫn khách phương xa.
Mỗi nơi tổ chức lễ hội Cầu mùa có khác nhau nhưng Lễ hội Lồng Tồng của đồng bào Thái, Tày, Dao đều chung một ý niệm cầu cho năm mới mùa màng tốt tươi, sức khỏe, ấm no, hạnh phúc. Lễ hội thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc, lòng biết ơn đối với các vị thần linh, thổ địa, Thành hoàng và những chúa làng, người có công khai phá vùng đất lập bản, lập mường… đã phù hộ cho họ trồng cấy được mùa vụ bội thu.
Lễ hội Lồng Tồng mang đậm bản sắc văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số đã được lưu giữ và phát huy mạnh mẽ. Thông qua lễ hội tạo điều kiện đồng bào trong vùng gặp gỡ, đoàn kết gắn bó, giao lưu giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống.
Văn Trung (Nguồn: Báo Yên Bái)