Huy động nguồn lực, tạo bứt phá cho giáo dục Tây Nguyên
09:43 AM 17/03/2011 | Lượt xem: 3122 In bài viết |
Hội nghị tổng kết tình hình phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng Tây Nguyên giai đoạn 2006-2010 và kế hoạch giai đoạn 2011-2015 do Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức hôm nay 4/3 tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã tham dự.
Kể từ Hội nghị về giáo dục, đào tạo, dạy nghề khu vực Tây Nguyên tổ chức tháng 12/2006 tại Lâm Đồng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng các tỉnh Tây Nguyên đã triển khai và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp lớn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và dạy nghề của vùng Tây Nguyên.
Theo báo cáo tại Hội nghị của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý, năm 2010, toàn vùng tăng 15% số trường, trong đó số trường đạt chuẩn quốc gia 8%; tỷ lệ huy động học sinh THCS đạt khoảng 84,7%.
Tất cả các tỉnh trong vùng đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Các trường THPT chuyên đang được đầu tư theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của các địa phương (riêng tỉnh Đăk Nông chưa có trường THPT chuyên).
Tuy nhiên, giáo dục, đào tạo và dạy nghề ở vùng Tây Nguyên vẫn gặp một số khó khăn, bất cập.
Mặc dù đã phát triển thêm được 31% số trường mầm non so với 2005, nhưng hiện vẫn còn 103 xã chưa có trường mầm non mà chỉ có lớp mẫu giáo trong trường tiểu học; nhà lớp học ở thôn buôn, phòng học, đồ chơi cho trẻ em còn rất thiếu.
Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trường bán trú phát triển chưa tương xứng. Vẫn còn 43 xã chưa có trường tiểu học. Chất lượng dạy và học có chuyển biến nhưng chậm và không đồng đều; học sinh bỏ học còn nhiều; thành quả phổ cập giáo dục có nguy cơ không được duy trì bền vững.
Chất lượng giáo dục phổ thông của đối tượng học sinh dân tộc thiểu số đạt kết quả thấp, tỷ lệ bỏ học cao đang là vấn đề khó khăn chưa được giải quyết tích cực; chưa gắn đào tạo nghề với tạo việc làm để thu hút người dân tộc thiểu số tham gia học nghề.
Vì vậy, giai đoạn tới phải dành cho giáo dục Tây Nguyên những giải pháp phù hợp theo hướng quyết liệt hơn.
Nhiệm vụ trọng tâm: Đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối với giáo dục Tây Nguyên, đầu tư cơ sở vật chất mạng lưới trường học và xây dựng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm.
Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chú trọng đầu tư phát triển để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
Hình thành và phát triển các trường phổ thông dân tộc bán trú, bộ phận học sinh bán trú trong trường phổ thông ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện giao thông đi lại khó khăn. Nâng cấp và mở rộng quy mô các trường PTDTNT, mở trường PTDTNT liên cấp THCS và THPT ở những huyện nghèo để tăng tỷ lệ học sinh dân tộc học THPT.
Trong đó, chú trọng chính sách học bổng cho sinh viên sư phạm người dân tộc thiểu số và học sinh trường PTDTNT. Bên cạnh đó, cần áp dụng chính sách cử tuyển vào đại học, cao đẳng sư phạm kỹ thuật để trở về làm giáo viên dạy nghề; chính sách thu hút giáo viên dạy nghề.
Tại Hội nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị Chính phủ sớm triển khai xây dựng Trường Đại học Tây Nguyên trở thành trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học của vùng, thành lập khoa đào tạo dự bị trong các trường đại học.
Huy động mọi nguồn lực, tăng cơ hội bứt phá
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, trong 5 năm qua nguồn lực của nhà nước đầu tư cho giáo dục đào tạo của Tây Nguyên đã tăng gần gấp 3 lần, nguồn vốn ODA dành cho giáo dục đào tạo ở Tây Nguyên cũng ở mức cao. Trong 5 năm qua, trình độ của nguồn nhân lực tại các tỉnh Tây Nguyên đã có bước chuyển đáng kể, năng suất lao động của bà con dân tộc đã tiến gần hơn với đồng bào miền xuôi.
Với vị trí chiến lược đặc thù của khu vực, các tỉnh Tây Nguyên, Phó Thủ tướng đề nghị giáo dục và đào tạo phải được đẩy mạnh và thực chất hơn nữa, theo đó cần tiếp tục chủ động huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội để tăng cơ hội bứt phá cho giáo dục và đào tạo, dạy nghề.
Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý các tỉnh Tây Nguyên cần tập trung nâng cao chất lượng và tỷ lệ giáo viên cơ hữu trên cơ sở những hỗ trợ từ các cơ quan Trung ương. Tập trung chính sách phát triển và thu hút đội ngũ giáo viên về công tác ở vùng sâu, vùng xa chính là mấu chốt. Cần đẩy mạnh công tác luân chuyển giáo viên giữa các vùng, miền và ngay các huyện trong tỉnh tạo sự công bằng đối với nhiều thế hệ giáo viên.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị các Bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu cơ chế tiền lương và phụ cấp cho giáo viên, giảng viên dạy nghề.
Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng lưu ý tỉnh Đăk Nông cần tập trung sớm xóa bỏ tình trạng toàn tỉnh không có trường chuyên, không có cơ sở đào tạo cấp cao đẳng và không có trung tâm giáo dục thường xuyên.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã tham dự.
Kể từ Hội nghị về giáo dục, đào tạo, dạy nghề khu vực Tây Nguyên tổ chức tháng 12/2006 tại Lâm Đồng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng các tỉnh Tây Nguyên đã triển khai và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp lớn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và dạy nghề của vùng Tây Nguyên.
Theo báo cáo tại Hội nghị của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý, năm 2010, toàn vùng tăng 15% số trường, trong đó số trường đạt chuẩn quốc gia 8%; tỷ lệ huy động học sinh THCS đạt khoảng 84,7%.
Tất cả các tỉnh trong vùng đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Các trường THPT chuyên đang được đầu tư theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của các địa phương (riêng tỉnh Đăk Nông chưa có trường THPT chuyên).
Tuy nhiên, giáo dục, đào tạo và dạy nghề ở vùng Tây Nguyên vẫn gặp một số khó khăn, bất cập.
Mặc dù đã phát triển thêm được 31% số trường mầm non so với 2005, nhưng hiện vẫn còn 103 xã chưa có trường mầm non mà chỉ có lớp mẫu giáo trong trường tiểu học; nhà lớp học ở thôn buôn, phòng học, đồ chơi cho trẻ em còn rất thiếu.
Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trường bán trú phát triển chưa tương xứng. Vẫn còn 43 xã chưa có trường tiểu học. Chất lượng dạy và học có chuyển biến nhưng chậm và không đồng đều; học sinh bỏ học còn nhiều; thành quả phổ cập giáo dục có nguy cơ không được duy trì bền vững.
Chất lượng giáo dục phổ thông của đối tượng học sinh dân tộc thiểu số đạt kết quả thấp, tỷ lệ bỏ học cao đang là vấn đề khó khăn chưa được giải quyết tích cực; chưa gắn đào tạo nghề với tạo việc làm để thu hút người dân tộc thiểu số tham gia học nghề.
Vì vậy, giai đoạn tới phải dành cho giáo dục Tây Nguyên những giải pháp phù hợp theo hướng quyết liệt hơn.
Nhiệm vụ trọng tâm: Đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối với giáo dục Tây Nguyên, đầu tư cơ sở vật chất mạng lưới trường học và xây dựng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm.
Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chú trọng đầu tư phát triển để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
Hình thành và phát triển các trường phổ thông dân tộc bán trú, bộ phận học sinh bán trú trong trường phổ thông ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện giao thông đi lại khó khăn. Nâng cấp và mở rộng quy mô các trường PTDTNT, mở trường PTDTNT liên cấp THCS và THPT ở những huyện nghèo để tăng tỷ lệ học sinh dân tộc học THPT.
Trong đó, chú trọng chính sách học bổng cho sinh viên sư phạm người dân tộc thiểu số và học sinh trường PTDTNT. Bên cạnh đó, cần áp dụng chính sách cử tuyển vào đại học, cao đẳng sư phạm kỹ thuật để trở về làm giáo viên dạy nghề; chính sách thu hút giáo viên dạy nghề.
Tại Hội nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị Chính phủ sớm triển khai xây dựng Trường Đại học Tây Nguyên trở thành trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học của vùng, thành lập khoa đào tạo dự bị trong các trường đại học.
Huy động mọi nguồn lực, tăng cơ hội bứt phá
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, trong 5 năm qua nguồn lực của nhà nước đầu tư cho giáo dục đào tạo của Tây Nguyên đã tăng gần gấp 3 lần, nguồn vốn ODA dành cho giáo dục đào tạo ở Tây Nguyên cũng ở mức cao. Trong 5 năm qua, trình độ của nguồn nhân lực tại các tỉnh Tây Nguyên đã có bước chuyển đáng kể, năng suất lao động của bà con dân tộc đã tiến gần hơn với đồng bào miền xuôi.
Với vị trí chiến lược đặc thù của khu vực, các tỉnh Tây Nguyên, Phó Thủ tướng đề nghị giáo dục và đào tạo phải được đẩy mạnh và thực chất hơn nữa, theo đó cần tiếp tục chủ động huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội để tăng cơ hội bứt phá cho giáo dục và đào tạo, dạy nghề.
Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý các tỉnh Tây Nguyên cần tập trung nâng cao chất lượng và tỷ lệ giáo viên cơ hữu trên cơ sở những hỗ trợ từ các cơ quan Trung ương. Tập trung chính sách phát triển và thu hút đội ngũ giáo viên về công tác ở vùng sâu, vùng xa chính là mấu chốt. Cần đẩy mạnh công tác luân chuyển giáo viên giữa các vùng, miền và ngay các huyện trong tỉnh tạo sự công bằng đối với nhiều thế hệ giáo viên.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị các Bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu cơ chế tiền lương và phụ cấp cho giáo viên, giảng viên dạy nghề.
Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng lưu ý tỉnh Đăk Nông cần tập trung sớm xóa bỏ tình trạng toàn tỉnh không có trường chuyên, không có cơ sở đào tạo cấp cao đẳng và không có trung tâm giáo dục thường xuyên.
Theo Từ Lương (www.chinhphu.vn)