Hát xoan Phú Thọ: Huyền thoại một làn điệu dân ca
03:30 AM 17/03/2011 | Lượt xem: 4208 In bài viết |Lung linh ánh nến, ngào ngạt hương trầm, uy nghi cửa đình, thành kính điệu hát, múa xoan cầu chúc, khấn nguyện thần linh ban phúc lành cho làng nước với ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. Song điều đặc sắc trước cửa đình của hát xoan là nó cũng không kém phần ngọt ngào, đằm thắm lứa đôi cho cuộc sống muôn đời sinh sôi…
Hát xoan là một di sản văn hóa phi vật thể quý giá của vùng đất Tổ Hùng Vương. Nguồn gốc của nó gắn với những giai thoại của thời đại Vua Hùng dựng nước. Giai thoại kể rằng, một hôm, trên đường đi tìm đất đóng đô, Vua Hùng nghỉ chân ở nơi nay là quê xoan Phù Đức – An Thái. Thấy trẻ chăn trâu hát múa, vua rất ưa thích và lại dạy các em thêm nhiều điệu khúc nữa. Những điệu hát múa ấy là những điệu xoan đầu tiên. Lại có một câu chuyện khác kể rằng, hát xoan là điệu hát múa mà nàng Quế Hoa cất tiếng hát giúp vợ Vua Hùng bỗng chốc vui vẻ, hết đau bụng lúc sinh con và sinh được ba người con trai tuấn tú khác thường. Vua rất vui, truyền cho các công chúa và cung nữ đều học hát điệu hát này. Lúc đó vào mùa xuân nên vua đặt tên các làn điệu múa, hát đó là hát xoan…
Các làng xoan gốc đều là những ngôi làng cổ nằm trên địa bàn trung tâm nước Văn Lang. Các làng này nối nhau thành một dải, vắt từ sông Lô sang sông Thao, vòng phía trước núi Hùng – nơi có Đền Hùng, mộ Tổ - như một chuỗi ngọc trai. Chỉ trừ xã Tây Cốc lùi xa về tây bắc và Tử Du, Hoàng Thượng, Hạ Chuế (nay là tỉnh Vĩnh Phúc). Chính vì vậy, hát xoan còn bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa cổ của thời đại bình minh dựng nước. Những dấu tích văn hóa Văn Lang – Hùng Vương cũng được bảo lưu trong các lễ hội vùng xoan. Chính vì vậy, hầu hết các làng xoan giữ cửa đình đều thờ các nhân vật thời Hùng Vương và các Vua Hùng.
Hát xoan Phú Thọ thuộc loại hình dân ca lễ nghi phong tục, là hát cửa đình, với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa nằm trong thành phần các trò diễn hội làng. Chính vì vậy, Đình đám mùa xuân, đó là không gian và thời gian của xoan Phú Thọ.
“Nay mừng xuân tiết mới sang
Xướng ca tiệc mở dân làng ta đây”.
Theo lời các nghệ nhân ở Phù Đức thì hát xoan chính là tiếng hát mừng dâng lên các Vua Hùng trong dịp đầu xuân mới. Là điệu hát tế thần cho nên các bài hát thờ chính của xoan là thuộc phần hát “chầu thánh”, đây cũng là một hình thức diễn hát lễ nghi, phần trọng tâm của cuộc hát mang nội dung chúc tụng, ngợi ca.
“Trông ơn thánh đế muôn vàn
Dân ta mở tiệc ca xoan phụng thờ”.
Mặc dầu vậy, để đáp ứng yêu cầu vui chơi, giải trí, đình đám, hội hè của người dân, xoan cũng vượt ra ngoài yêu cầu tế lễ khá xa thể hiện ở chỗ chính trong các quả cách hát thờ thường chỉ hát chúc ở phần cuối, còn toàn bài lại là hát trữ tình, thế tục: tả về “tứ thú” ngư, tiều, canh, mục; về bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Đặc biệt là những đoạn thơ tả tình cảm yêu đương trai gái rất thiết tha và đằm thắm ở các phần hát: Bợm gái, Đúm, Bỏ bộ, Xin huê – Đố chữ, Cài huê – Mó cá… Đây chính là nét đặc sắc của xoan hát trước đình làng nhưng không kèm phần trữ tình, lãng mạn. Đồng thời, nó còn thể hiện được nét lễ hội cổ xưa nhất của người Việt cổ về lễ hội phồn thực – tín ngưỡng đặc trưng của thời đại Hùng Vương qua là tiết mục Cài Huê – Mó Cá thể hiện lễ thờ tế sinh thực khí với tục tắt đèn mó cá.
Ca nhạc của xoan là ca nhạc biểu diễn với đầy đủ các dạng thức nhạc hát: hát nói, hát ngâm, ngâm thơ và ca khúc; có đồng ca nữ, đồng ca nam, tốp ca, đối ca, hát đa thanh, hát đuổi, hát đan xen, hát có lĩnh xướng và hát đối đáp. Về sắc thái âm nhạc, nhạc xoan vừa có những giọng nghiêm trang thong thả vừa có những điệu dồn đuổi khỏe mạnh lại có những giọng duyên dáng trữ tình.
Trong phần nhạc hát, chủ yếu là nam hát, còn nữ phần nhiều chỉ hát họa theo, hát đệm và những khúc hát ngắn mà chủ yếu là múa. Múa xoan là múa nghi lễ, múa “mừng đại vương” và “mừng làng nước thịnh đời đời”, múa chúc, múa mừng được trình diễn trước bàn thờ thần linh.
Hát xoan là tiếng hát đặc sắc riêng có của vùng đất Tổ với 4.000 năm phát triển. Đến nay, mặc dù được biểu diễn nhiều trong những ngày lễ hội Đền Hùng cũng như những lễ hội tại vùng đất Phú Thọ và được nhiều người dân yêu thích, song hát xoan lại chỉ còn được lưu giữ chủ yếu ở một số cụ nghệ nhân cao tuổi thuộc xã Kim Đức và đang đứng trước nguy cơ bị mai một do không được truyền dạy và số cụ biết hát xoan đang mất dần do tuổi cao, sức yếu. Qua khảo sát của tỉnh Phú Thọ, hiện tại toàn tỉnh còn 69 nghệ nhân hát xoan thì có tới 31 người có độ tuổi từ 80 – 104 và chỉ có 8 người có khả năng truyền dạy. Tổng số người tham gia các phường xoan là 81 người thì chỉ có 49 người biết hát. Các di tích diễn ra hát xoan thì chỉ có 15/30 di tích diễn ra hát cửa đình là còn tồn tại. Còn 15 di tích đã mất hoàn toàn. Điều này đặt hát xoan trước yêu cầu bảo tồn một cánh cấp thiết.
Hy vọng rằng, với hồ sơ đã đệ trình, năm 2011, hát xoan Phú Thọ sẽ chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp./.
Các làng xoan gốc đều là những ngôi làng cổ nằm trên địa bàn trung tâm nước Văn Lang. Các làng này nối nhau thành một dải, vắt từ sông Lô sang sông Thao, vòng phía trước núi Hùng – nơi có Đền Hùng, mộ Tổ - như một chuỗi ngọc trai. Chỉ trừ xã Tây Cốc lùi xa về tây bắc và Tử Du, Hoàng Thượng, Hạ Chuế (nay là tỉnh Vĩnh Phúc). Chính vì vậy, hát xoan còn bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa cổ của thời đại bình minh dựng nước. Những dấu tích văn hóa Văn Lang – Hùng Vương cũng được bảo lưu trong các lễ hội vùng xoan. Chính vì vậy, hầu hết các làng xoan giữ cửa đình đều thờ các nhân vật thời Hùng Vương và các Vua Hùng.
Hát xoan Phú Thọ thuộc loại hình dân ca lễ nghi phong tục, là hát cửa đình, với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa nằm trong thành phần các trò diễn hội làng. Chính vì vậy, Đình đám mùa xuân, đó là không gian và thời gian của xoan Phú Thọ.
“Nay mừng xuân tiết mới sang
Xướng ca tiệc mở dân làng ta đây”.
Theo lời các nghệ nhân ở Phù Đức thì hát xoan chính là tiếng hát mừng dâng lên các Vua Hùng trong dịp đầu xuân mới. Là điệu hát tế thần cho nên các bài hát thờ chính của xoan là thuộc phần hát “chầu thánh”, đây cũng là một hình thức diễn hát lễ nghi, phần trọng tâm của cuộc hát mang nội dung chúc tụng, ngợi ca.
“Trông ơn thánh đế muôn vàn
Dân ta mở tiệc ca xoan phụng thờ”.
Mặc dầu vậy, để đáp ứng yêu cầu vui chơi, giải trí, đình đám, hội hè của người dân, xoan cũng vượt ra ngoài yêu cầu tế lễ khá xa thể hiện ở chỗ chính trong các quả cách hát thờ thường chỉ hát chúc ở phần cuối, còn toàn bài lại là hát trữ tình, thế tục: tả về “tứ thú” ngư, tiều, canh, mục; về bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Đặc biệt là những đoạn thơ tả tình cảm yêu đương trai gái rất thiết tha và đằm thắm ở các phần hát: Bợm gái, Đúm, Bỏ bộ, Xin huê – Đố chữ, Cài huê – Mó cá… Đây chính là nét đặc sắc của xoan hát trước đình làng nhưng không kèm phần trữ tình, lãng mạn. Đồng thời, nó còn thể hiện được nét lễ hội cổ xưa nhất của người Việt cổ về lễ hội phồn thực – tín ngưỡng đặc trưng của thời đại Hùng Vương qua là tiết mục Cài Huê – Mó Cá thể hiện lễ thờ tế sinh thực khí với tục tắt đèn mó cá.
Ca nhạc của xoan là ca nhạc biểu diễn với đầy đủ các dạng thức nhạc hát: hát nói, hát ngâm, ngâm thơ và ca khúc; có đồng ca nữ, đồng ca nam, tốp ca, đối ca, hát đa thanh, hát đuổi, hát đan xen, hát có lĩnh xướng và hát đối đáp. Về sắc thái âm nhạc, nhạc xoan vừa có những giọng nghiêm trang thong thả vừa có những điệu dồn đuổi khỏe mạnh lại có những giọng duyên dáng trữ tình.
Trong phần nhạc hát, chủ yếu là nam hát, còn nữ phần nhiều chỉ hát họa theo, hát đệm và những khúc hát ngắn mà chủ yếu là múa. Múa xoan là múa nghi lễ, múa “mừng đại vương” và “mừng làng nước thịnh đời đời”, múa chúc, múa mừng được trình diễn trước bàn thờ thần linh.
Hát xoan là tiếng hát đặc sắc riêng có của vùng đất Tổ với 4.000 năm phát triển. Đến nay, mặc dù được biểu diễn nhiều trong những ngày lễ hội Đền Hùng cũng như những lễ hội tại vùng đất Phú Thọ và được nhiều người dân yêu thích, song hát xoan lại chỉ còn được lưu giữ chủ yếu ở một số cụ nghệ nhân cao tuổi thuộc xã Kim Đức và đang đứng trước nguy cơ bị mai một do không được truyền dạy và số cụ biết hát xoan đang mất dần do tuổi cao, sức yếu. Qua khảo sát của tỉnh Phú Thọ, hiện tại toàn tỉnh còn 69 nghệ nhân hát xoan thì có tới 31 người có độ tuổi từ 80 – 104 và chỉ có 8 người có khả năng truyền dạy. Tổng số người tham gia các phường xoan là 81 người thì chỉ có 49 người biết hát. Các di tích diễn ra hát xoan thì chỉ có 15/30 di tích diễn ra hát cửa đình là còn tồn tại. Còn 15 di tích đã mất hoàn toàn. Điều này đặt hát xoan trước yêu cầu bảo tồn một cánh cấp thiết.
Hy vọng rằng, với hồ sơ đã đệ trình, năm 2011, hát xoan Phú Thọ sẽ chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp./.
Theo Tú Anh - Khắc Xương (Website Đảng Cộng sản VN)