HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu năng động mở rộng thị trường
03:30 AM 17/03/2011 | Lượt xem: 2122 In bài viết |Trừ chủ nhiệm là anh Mạc Văn Phang, 30 xã viên của HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu) đều là nữ. Gần 3 năm qua, với nỗ lực duy trì, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống, chị em có cuộc sống ổn định hơn, giới thiệu và quảng bá sản phẩm dệt của đồng bào Thái tới mọi miền trong, ngoài nước.
Sự hình thành HTX có sự hỗ trợ không nhỏ của dự án Jica (Nhật Bản) từ khôi phục, đào tạo, nâng cao tay nghề đến tìm kiếm mối hàng. Theo chị Vì Thị Oanh – Phó chủ nhiệm HTX, với tay nghề ngày càng nâng cao, chị em xã viên đã thuần thục ở từng công đoạn từ dệt, thêu đến may hàng. Đặc biệt, chị em sáng tạo trong đa dạng sản phẩm như: giày, dép, ví, túi treo, móc điện thoại… được khách ưa chuộng.
Đến HTX Chiềng Châu, từng chi tiết của sản phẩm bộc lộ sự khéo léo, tỉ mỉ và tinh tế của người phụ nữ Thái nơi đây. Để tạo nên dây chuyền sản xuất, mỗi bộ phận đảm trách từng công đoạn khác nhau, xã viên được lập thành từng nhóm gồm nhóm may, nhóm dệt, nhóm thêu, mỗi nhóm có 10 chị em. Về cơ sở vật chất, HTX nhà xưởng đảm bảo, trang bị đầy đủ máy may, khung dệt, khung thêu để chị em có điều kiện làm việc tập trung.
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống có thể phát triển được hay không phụ thuộc vào đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Muốn vậy, người làm ra sản phẩm phải không ngừng nâng cao chất lượng, tìm tòi những mẫu hàng mới đáp ứng thị hiếu khách hàng. Một mặt, HTX duy trì mối hàng phía Jica (Nhật Bản), tích cực khai thác, tìm các mối hàng mới tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, một mặt, động viên chị em xã viên phát triển thêm một số mẫu sản phẩm khó theo đơn đặt của khách. Nhờ đó, HTX thường xuyên nhận được các hợp đồng sản phẩm từ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Không chỉ tham gia xuất khẩu thông qua dự án Jica, sản phẩm dệt của HTX còn còn được đông đảo du khách đến với bản Lác, Chiềng Châu yêu thích. Công ty Du lịch Thiên Minh cũng đặt vấn đề giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Khi đưa hàng dệt đến thị trường Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cũng đã được đông đảo khách hàng chấp nhận.
Cùng với phát triển thị trường, nâng cao tay nghề, đời sống của xã viên HTX ngày càng đảm bảo, bình quân thu nhập của người lao động hiện đạt từ 60.000 - 70.000 đồng/ngày. Có thể kể đến hàng chục xã viên có tay nghề cao, thu nhập trên 2 triệu đồng/tháng như chị: Hà Thị Dịu, Lò Thị Dịu ở tổ may, Vì Thị Oanh, Lò Thị Liên ở tổ dệt, Hà Thị Toán, Bùi Thị Phương ở tổ thêu.
Đến HTX Chiềng Châu, từng chi tiết của sản phẩm bộc lộ sự khéo léo, tỉ mỉ và tinh tế của người phụ nữ Thái nơi đây. Để tạo nên dây chuyền sản xuất, mỗi bộ phận đảm trách từng công đoạn khác nhau, xã viên được lập thành từng nhóm gồm nhóm may, nhóm dệt, nhóm thêu, mỗi nhóm có 10 chị em. Về cơ sở vật chất, HTX nhà xưởng đảm bảo, trang bị đầy đủ máy may, khung dệt, khung thêu để chị em có điều kiện làm việc tập trung.
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống có thể phát triển được hay không phụ thuộc vào đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Muốn vậy, người làm ra sản phẩm phải không ngừng nâng cao chất lượng, tìm tòi những mẫu hàng mới đáp ứng thị hiếu khách hàng. Một mặt, HTX duy trì mối hàng phía Jica (Nhật Bản), tích cực khai thác, tìm các mối hàng mới tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, một mặt, động viên chị em xã viên phát triển thêm một số mẫu sản phẩm khó theo đơn đặt của khách. Nhờ đó, HTX thường xuyên nhận được các hợp đồng sản phẩm từ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Không chỉ tham gia xuất khẩu thông qua dự án Jica, sản phẩm dệt của HTX còn còn được đông đảo du khách đến với bản Lác, Chiềng Châu yêu thích. Công ty Du lịch Thiên Minh cũng đặt vấn đề giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Khi đưa hàng dệt đến thị trường Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cũng đã được đông đảo khách hàng chấp nhận.
Cùng với phát triển thị trường, nâng cao tay nghề, đời sống của xã viên HTX ngày càng đảm bảo, bình quân thu nhập của người lao động hiện đạt từ 60.000 - 70.000 đồng/ngày. Có thể kể đến hàng chục xã viên có tay nghề cao, thu nhập trên 2 triệu đồng/tháng như chị: Hà Thị Dịu, Lò Thị Dịu ở tổ may, Vì Thị Oanh, Lò Thị Liên ở tổ dệt, Hà Thị Toán, Bùi Thị Phương ở tổ thêu.
Bùi Thu (Nguồn: Báo Hòa Bình)