Ở Bình Thuận, Lễ hội Ka-tê bao giờ cũng diễn ra tại nhà hoàng tộc Chăm. Còn ở Phan Rang (Ninh Thuận) lại tổ chức lễ hội cùng lúc ở 3 đền tháp cổ là: Tháp PôKlông Garai- nơi thờ vua PôKlông Garai, được tôn là Thần Thủy lợi; Tháp Pô Rômê –nơi thờ vua Pô Rômê, được tôn là Thần Phát triển nông nghiệp và Tháp Pô Nưgar- thờ Nữ thần hay Bà Mẹ xứ sở, người dạy dân trồng lúa, bông, dệt vải. Sau đó, người dân mới chính thức khai lễ tại nhà riêng.
Theo phong tục ngày tết Ka-tê, gia đình hoàng tộc nào cũng cúng một con dê. Khi phụ nữ hoàn tất việc nấu nướng, thanh niên sẽ dọn đồ cúng lên 2 phòng trên lầu và một phòng ở tầng trệt. Mỗi phòng vài chục mâm để cúng tổ tiên, cúng bên nội và bên ngoại...
Các đồ lễ dâng cúng gồm: thịt dê luộc, món gria-nhầu nấu bằng gạo rang giã nhuyễn với nước luộc dê và thịt băm để ăn với bún; cá thu hay cá ngừ kho mặn; cá trích nướng xắt nhỏ trộn với khế, chuối chát; cơm trắng với bún vun ngọ chén. Các món bánh dân tộc như: Sakagria, nòn-gria, lây-nung... Ngoài ra phải có trầu cau, rượu, thuốc hút, trái cây, chè xôi. Các thầy cúng mặc lễ phục truyền thống hành lễ theo nghi thức, rồi người có vai vế lớn vái lạy trước, con cháu vái lạy theo. Ở Bắc Bình (Bình Thuận), các gia đình dòng dõi hoàng tộc Chăm ăn tết Ka-tê trước một ngày, ngày hôm sau dân trong vùng mới bắt đầu ăn tết và chỉ hoàng tộc mới cúng thịt dê luộc, còn mọi nhà chỉ cúng gà hay vịt.
Trong những ngày tết Ka-tê, từ dưới chân đồi, hai hàng nam nữ thanh niên mặc sắc phục dân tộc, tay cầm quạt múa nhịp nhàng theo tiếng trống ghi năng, kèn sarania, đàn t’rưng... cùng chiếc kiệu sơn đỏ mang hộp đựng các sắc phong của triều Nguyễn và các bộ trang phục tượng trưng của vua và 2 hoàng hậu được 4 người khiêng tiến lên đền thờ.
Ngày nay, bà con Chăm ở Bắc Bình không còn ăn tết Ka-tê kéo dài cả tháng như trước kia mà chỉ vui chơi trong 3 ngày với tinh thần nếp sống mới.
Theo phong tục ngày tết Ka-tê, gia đình hoàng tộc nào cũng cúng một con dê. Khi phụ nữ hoàn tất việc nấu nướng, thanh niên sẽ dọn đồ cúng lên 2 phòng trên lầu và một phòng ở tầng trệt. Mỗi phòng vài chục mâm để cúng tổ tiên, cúng bên nội và bên ngoại...
Các đồ lễ dâng cúng gồm: thịt dê luộc, món gria-nhầu nấu bằng gạo rang giã nhuyễn với nước luộc dê và thịt băm để ăn với bún; cá thu hay cá ngừ kho mặn; cá trích nướng xắt nhỏ trộn với khế, chuối chát; cơm trắng với bún vun ngọ chén. Các món bánh dân tộc như: Sakagria, nòn-gria, lây-nung... Ngoài ra phải có trầu cau, rượu, thuốc hút, trái cây, chè xôi. Các thầy cúng mặc lễ phục truyền thống hành lễ theo nghi thức, rồi người có vai vế lớn vái lạy trước, con cháu vái lạy theo. Ở Bắc Bình (Bình Thuận), các gia đình dòng dõi hoàng tộc Chăm ăn tết Ka-tê trước một ngày, ngày hôm sau dân trong vùng mới bắt đầu ăn tết và chỉ hoàng tộc mới cúng thịt dê luộc, còn mọi nhà chỉ cúng gà hay vịt.
Trong những ngày tết Ka-tê, từ dưới chân đồi, hai hàng nam nữ thanh niên mặc sắc phục dân tộc, tay cầm quạt múa nhịp nhàng theo tiếng trống ghi năng, kèn sarania, đàn t’rưng... cùng chiếc kiệu sơn đỏ mang hộp đựng các sắc phong của triều Nguyễn và các bộ trang phục tượng trưng của vua và 2 hoàng hậu được 4 người khiêng tiến lên đền thờ.
Ngày nay, bà con Chăm ở Bắc Bình không còn ăn tết Ka-tê kéo dài cả tháng như trước kia mà chỉ vui chơi trong 3 ngày với tinh thần nếp sống mới.
Vân Anh (Nguồn: Báo Dân tộc & Phát triển) [TT: H.T.N]