Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
10:36 AM 21/02/2011 | Lượt xem: 3079 In bài viết |Toàn tỉnh hiện có 177 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, trong đó có 53 di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh và quốc gia. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hơn 50 bản, làng du lịch - văn hoá, trên 30 lễ hội văn hoá đậm đà bản sắc như lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), lễ hội chùa Tiên (Lạc Thuỷ), lễ hội chùa Hang (Yên Thuỷ), lễ hội đền Bờ (Cao Phong), lễ mừng cơm mới của dân tộc Mường, lễ hội chá chiêng của dân tộc Thái...
Với nền văn hoá đa dân tộc, sự độc đáo của bản sắc văn hoá thể hiện qua phong tục, tập quán, lối sống của các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông… và quần thể di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh có giá trị đang đặt ra vấn đề cần quan tâm trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Ông Đỗ Văn Hạnh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Trong thời gian qua, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá đã từng bước được quan tâm. Nhiều di tích văn hoá - tín ngưỡng được đầu tư kinh phí trùng tu, tôn tạo. Các giá trị văn hoá tinh thần được lưu giữ và phát huy. Công tác bảo tồn, bảo tàng được coi trọng, tích cực đầu tư cho sưu tầm các di vật, cổ vật trên địa bàn. Ngành VH-TT&DL hiện có đội ngũ 1.200 tổ, đội văn nghệ quần chúng, 221 tổ, đội tuyên truyền lưu động xã, phường, thị trấn. Đây là lực lượng góp phần tích cực lưu giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thông qua xây dựng, biểu diễn các chương trình, tiết mục văn nghệ đậm đà bản sắc. Mặc dù vậy, có thể thấy vẫn còn những hạn chế như do kinh phí đầu tư chưa nhiều nên việc bảo tồn, trùng tu các di tích, thắng cảnh chưa đáp ứng yêu cầu. Hoạt động của các tổ, đội văn nghệ, thông tin lưu động ở cơ sở chủ yếu trên tinh thần tự nguyện, nhiệt tình, mang tính phong trào, chưa có điều kiện sưu tầm, xây dựng và duy trì các loại hình văn hoá văn nghệ dân gian đặc sắc còn lưu truyền.
UBND tỉnh đã ban hành quy chế bảo tồn và phát huy các giá trị di tích, danh thắng; phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho thực hiện bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đến nay đã có hơn 20 di tích được đầu tư, trùng tu tôn tạo. Lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được quan tâm đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Nhiều đề tài tiêu biểu đã nghiên cứu như đám tang và lễ mừng cơm mới của dân tộc Mường, lễ hội chá chiêng của dân tộc Thái; sưu tầm lễ cấp sắc của người Dao Quần chẹt; lễ cưới cổ truyền của người Mường, người Thái (Mai Châu); sưu tầm nghề thủ công rèn đúc của người Mông xã Pà Cò (Mai Châu); kiểm kê phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc trong tỉnh… Các hình thức truyền dạy văn nghệ dân gian được phát triển ở các địa phương như Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc, thành phố Hoà Bình thu hút nhiều đối tượng tham gia. Ngoài ra, các huyện, thành phố tổ chức mở các lớp truyền dạy di sản văn hoá phi vật thể như lớp học chữ Thái (Mai Châu), lớp dạy văn nghệ dân gian (Tân Lạc), lớp dạy chữ Tày (Đà Bắc)… Dự án bảo tồn làng Mường cổ xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) đang được triển khai với mục đích lưu giữ quần thể kiến trúc làng Mường cổ, nếp sống, sinh hoạt của cư dân bản địa. Ấn phẩm “Mo Mường” được sưu tầm, biên soạn và xuất bản gần đây là một công trình có giá trị trong công cuộc bảo tồn bản sắc văn hoá. Ông Lường Đức Chôm, một người nghiên cứu về văn hoá dân tộc Tày ở xã Trung Thành (Đà Bắc) cho biết: Múa xòe là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc và gắn bó lâu đời với đồng bào người Tày, Thái. Múa xòe có nhiều điệu nhưng hiện nay chủ yếu là múa xòe vòng đơn giản thể hiện tinh thần cộng đồng đoàn kết. Những điệu múa xòe cổ thường khó nên nam, nữ thanh niên khó học theo nên dần bị mai một. Trong thời gian tới, ông đang hướng sẽ dạy cho các cháu thiếu nhi những nhịp điệu của múa xoè cổ để lưu giữ đầy đủ những điệu xoè truyền thống.
Nghị quyết T.Ư 5, khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã có sức lan toả sâu rộng, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động về thực hiện nhiệm vụ văn hoá trong giai đoạn mới, trong đó có yếu tố bảo tồn, phát huy những giá trị, bản sắc văn hoá dân tộc. Tỉnh ta đã và đang dành nhiều quan tâm, nỗ lực trong ngăn ngừa sự xuống cấp, mai một của những giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, bảo tồn những giá trị văn hoá tốt đẹp, đồng thời hướng tới xây dựng đời sống văn hoá, môi trường văn hoá mới.
Ông Đỗ Văn Hạnh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Trong thời gian qua, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá đã từng bước được quan tâm. Nhiều di tích văn hoá - tín ngưỡng được đầu tư kinh phí trùng tu, tôn tạo. Các giá trị văn hoá tinh thần được lưu giữ và phát huy. Công tác bảo tồn, bảo tàng được coi trọng, tích cực đầu tư cho sưu tầm các di vật, cổ vật trên địa bàn. Ngành VH-TT&DL hiện có đội ngũ 1.200 tổ, đội văn nghệ quần chúng, 221 tổ, đội tuyên truyền lưu động xã, phường, thị trấn. Đây là lực lượng góp phần tích cực lưu giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thông qua xây dựng, biểu diễn các chương trình, tiết mục văn nghệ đậm đà bản sắc. Mặc dù vậy, có thể thấy vẫn còn những hạn chế như do kinh phí đầu tư chưa nhiều nên việc bảo tồn, trùng tu các di tích, thắng cảnh chưa đáp ứng yêu cầu. Hoạt động của các tổ, đội văn nghệ, thông tin lưu động ở cơ sở chủ yếu trên tinh thần tự nguyện, nhiệt tình, mang tính phong trào, chưa có điều kiện sưu tầm, xây dựng và duy trì các loại hình văn hoá văn nghệ dân gian đặc sắc còn lưu truyền.
UBND tỉnh đã ban hành quy chế bảo tồn và phát huy các giá trị di tích, danh thắng; phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho thực hiện bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đến nay đã có hơn 20 di tích được đầu tư, trùng tu tôn tạo. Lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được quan tâm đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Nhiều đề tài tiêu biểu đã nghiên cứu như đám tang và lễ mừng cơm mới của dân tộc Mường, lễ hội chá chiêng của dân tộc Thái; sưu tầm lễ cấp sắc của người Dao Quần chẹt; lễ cưới cổ truyền của người Mường, người Thái (Mai Châu); sưu tầm nghề thủ công rèn đúc của người Mông xã Pà Cò (Mai Châu); kiểm kê phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc trong tỉnh… Các hình thức truyền dạy văn nghệ dân gian được phát triển ở các địa phương như Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc, thành phố Hoà Bình thu hút nhiều đối tượng tham gia. Ngoài ra, các huyện, thành phố tổ chức mở các lớp truyền dạy di sản văn hoá phi vật thể như lớp học chữ Thái (Mai Châu), lớp dạy văn nghệ dân gian (Tân Lạc), lớp dạy chữ Tày (Đà Bắc)… Dự án bảo tồn làng Mường cổ xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) đang được triển khai với mục đích lưu giữ quần thể kiến trúc làng Mường cổ, nếp sống, sinh hoạt của cư dân bản địa. Ấn phẩm “Mo Mường” được sưu tầm, biên soạn và xuất bản gần đây là một công trình có giá trị trong công cuộc bảo tồn bản sắc văn hoá. Ông Lường Đức Chôm, một người nghiên cứu về văn hoá dân tộc Tày ở xã Trung Thành (Đà Bắc) cho biết: Múa xòe là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc và gắn bó lâu đời với đồng bào người Tày, Thái. Múa xòe có nhiều điệu nhưng hiện nay chủ yếu là múa xòe vòng đơn giản thể hiện tinh thần cộng đồng đoàn kết. Những điệu múa xòe cổ thường khó nên nam, nữ thanh niên khó học theo nên dần bị mai một. Trong thời gian tới, ông đang hướng sẽ dạy cho các cháu thiếu nhi những nhịp điệu của múa xoè cổ để lưu giữ đầy đủ những điệu xoè truyền thống.
Nghị quyết T.Ư 5, khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã có sức lan toả sâu rộng, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động về thực hiện nhiệm vụ văn hoá trong giai đoạn mới, trong đó có yếu tố bảo tồn, phát huy những giá trị, bản sắc văn hoá dân tộc. Tỉnh ta đã và đang dành nhiều quan tâm, nỗ lực trong ngăn ngừa sự xuống cấp, mai một của những giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, bảo tồn những giá trị văn hoá tốt đẹp, đồng thời hướng tới xây dựng đời sống văn hoá, môi trường văn hoá mới.
Hà Thu (Nguồn: Báo Hòa Bình) Read more: http://cema.gov.vn/modules.php?name=News&op=detailsnews&mid=4204#ixzz1COJEnlGx