Từ những ngày giáp Tết đến hết tháng Giêng, khi nhà nào thóc cũng đã đầy bồ, thịt đã treo kín bếp, người người được nghỉ ngơi chuẩn bị cho vụ mùa mới thì cũng là lúc nam thanh, nữ tú đến tuổi trưởng thành lại hướng theo tiếng gọi tình yêu đôi lứa, lo chuyện xây dựng mái ấm gia đình. Nếu như ở những đồng bào các dân tộc thiểu số khác ở vùng Tây Bắc có tục “ngủ thăm”, “chọc sàn”, “bắt vợ” để chàng trai có thể lấy được người con gái mà mình yêu về làm vợ thì ở dân tộc Dao đỏ lại có tục kéo vợ…
Truyện kể rằng, ngày xưa có một chàng trai nhà nghèo nhưng trót đem lòng si mê một cô gái xinh đẹp nhà giàu. Không đủ bạc trắng, không có trâu, dê để cưới hỏi cô, anh chỉ biết thương thầm trộm nhớ còn cô gái thì hoàn toàn không đoái hoài tới chàng. Thế rồi một ngày kia, tấm chân tình của chàng đã thấu tận thần phật và đấng linh thiêng. Thần đã báo mộng cho chàng rằng hãy làm sao bắt cóc được cô gái về rồi nhân duyên sẽ thành. Chàng làm theo và đã bắt được người mình yêu về giữ trong nhà mình. Tính tình ương ngạnh của cô gái đã được tình cảm chân thành của chàng trai cảm hoá, họ yêu nhau, sống với nhau, sinh con đẻ cái và sống đến trọn đời. Chuyện xưa thể hiện ước muốn của những người nghèo không có khả năng trả nổi tiền cheo, tiền thách mà lấy được người mình mơ ước. Tính nhân văn của câu chuyện đã kéo dài và được thể hiện đầy đủ trong cuộc sống hôn nhân của thanh niên dân tộc Dao đỏ cho đến tận bây giờ…
Giữa lưng chừng những vách đá còn phủ mờ sương sớm, các chàng trai, cô gái người Dao đỏ dường như đã hẹn từ trước, họ ngồi bên nhau, nhìn nhau, trao nhau những lời nói yêu thương, hứa hẹn, tình tứ. Thế rồi, trời ngả bóng về chiều, dường đã hiểu nhau hơn, chàng trai cùng với bè bạn của mình bắt đầu “kéo” người mình yêu về làm vợ. Theo cái lý của người Dao, không phải kéo vợ là cứ thấy cô nào xinh xắn, giỏi giang, muốn lấy làm vợ thì kéo về nhà mình. Trước khi diễn ra lễ kéo vợ, đôi nam nữ đã có thời gian tìm hiểu nhau rất cặn kẽ, rồi ưng nhau. Kéo vợ chỉ là cái tục “buộc phải có” để người con gái chính thức bước chân về nhà chồng.
Sau khi bị “kéo” về nhà chàng trai, cô gái được giữ ở lại trong nhà 3 ngày và vẫn sinh hoạt bình thường, được cha mẹ chàng trai xem như con cái trong nhà. Hết thời hạn 3 ngày, nếu cô đồng ý thì thông báo cho bố mẹ đến làm thủ tục cưới, còn nếu không ưng thì lại trở về nhà. Chính vì thế, tục kéo vợ với tính nhân văn, đậm tình người đã thực sự đi vào trong tâm thức và sinh hoạt của người Dao đỏ nơi miền cao Tây Bắc.
Truyện kể rằng, ngày xưa có một chàng trai nhà nghèo nhưng trót đem lòng si mê một cô gái xinh đẹp nhà giàu. Không đủ bạc trắng, không có trâu, dê để cưới hỏi cô, anh chỉ biết thương thầm trộm nhớ còn cô gái thì hoàn toàn không đoái hoài tới chàng. Thế rồi một ngày kia, tấm chân tình của chàng đã thấu tận thần phật và đấng linh thiêng. Thần đã báo mộng cho chàng rằng hãy làm sao bắt cóc được cô gái về rồi nhân duyên sẽ thành. Chàng làm theo và đã bắt được người mình yêu về giữ trong nhà mình. Tính tình ương ngạnh của cô gái đã được tình cảm chân thành của chàng trai cảm hoá, họ yêu nhau, sống với nhau, sinh con đẻ cái và sống đến trọn đời. Chuyện xưa thể hiện ước muốn của những người nghèo không có khả năng trả nổi tiền cheo, tiền thách mà lấy được người mình mơ ước. Tính nhân văn của câu chuyện đã kéo dài và được thể hiện đầy đủ trong cuộc sống hôn nhân của thanh niên dân tộc Dao đỏ cho đến tận bây giờ…
Giữa lưng chừng những vách đá còn phủ mờ sương sớm, các chàng trai, cô gái người Dao đỏ dường như đã hẹn từ trước, họ ngồi bên nhau, nhìn nhau, trao nhau những lời nói yêu thương, hứa hẹn, tình tứ. Thế rồi, trời ngả bóng về chiều, dường đã hiểu nhau hơn, chàng trai cùng với bè bạn của mình bắt đầu “kéo” người mình yêu về làm vợ. Theo cái lý của người Dao, không phải kéo vợ là cứ thấy cô nào xinh xắn, giỏi giang, muốn lấy làm vợ thì kéo về nhà mình. Trước khi diễn ra lễ kéo vợ, đôi nam nữ đã có thời gian tìm hiểu nhau rất cặn kẽ, rồi ưng nhau. Kéo vợ chỉ là cái tục “buộc phải có” để người con gái chính thức bước chân về nhà chồng.
Sau khi bị “kéo” về nhà chàng trai, cô gái được giữ ở lại trong nhà 3 ngày và vẫn sinh hoạt bình thường, được cha mẹ chàng trai xem như con cái trong nhà. Hết thời hạn 3 ngày, nếu cô đồng ý thì thông báo cho bố mẹ đến làm thủ tục cưới, còn nếu không ưng thì lại trở về nhà. Chính vì thế, tục kéo vợ với tính nhân văn, đậm tình người đã thực sự đi vào trong tâm thức và sinh hoạt của người Dao đỏ nơi miền cao Tây Bắc.
Theo www.baodienbienphu.com.vn [TT: H.T.H]