Gieo chữ trên đỉnh Tà Xùa
02:45 AM 23/11/2010 | Lượt xem: 2908 In bài viết |Xã Tà Xùa nằm trên độ cao hơn 1.600m so với mực nước biển, quanh năm sương mù bao phủ, cách trung tâm huyện gần 20km. Cụm trường trung tâm Háng Đồng (Tà Xùa, Bắc Yên, Sơn La) cách trung tâm xã gần 30km đường rừng. Để ngôi trường có 3 lớp học này duy trì được gần 100 học sinh là một thành quả lớn của những người không quản thiệt thòi chịu lên non gieo chữ trồng người.
Xin phản ánh cùng bạn đọc xung quanh chuyện học chữ của các em học sinh DTTS với những người thầy rất đỗi tự hào, trân trọng.
Lều chõng lên non tìm chữ
Học sinh ở đây đa phần đều cách xa trường cả chục cây số. Có hơn chục em học sinh ở các bản Háng Đồng C và bản Làng Sáng... nhà cách trường hơn 20km đường rừng. Vì vậy, các em phải ở nội trú. Gọi là nội trú cho oai, thực chất các em tá túc trong túp lều lụp xụp như những tổ chim nằm ép mình bên sườn đồi. Học sinh lớn nhất chừng 13-14 tuổi, có em mới 8 tuổi nhưng đã phải sống xa gia đình.
Mỗi túp lều chừng ba mét vuông, kê một chiếc phản hoặc những dát nứa, tre làm giường. Chung quanh là bốn tấm phên nứa, phía trên được phủ bạt tạm bợ. Tôi vừa mở cửa định chui vào thì bị những cuộn khói tạt vào mặt. Thì ra trong phòng lạnh quá, các em phải nhóm ngay một đống lửa nơi xó nhà, vừa làm nơi nấu cơm, vừa làm “lò sưởi”! Trên giường chỉ có một tấm chăn mỏng; góc học tập có mấy quyển sách. Vật dụng là vài chai nước, 2 cái bát, 2 đôi đũa.
Tôi hỏi, các em nằm thế này có rét không? “Rét lắm chú ạ”, hai thằng bé đồng thanh. “Nhất là những hôm trời mưa, cứ như nằm ngoài trời, lạnh lắm!”–một em ngập ngừng nói. Bữa ăn các em cũng đạm bạc. Niêu cơm không và mấy hạt muối, mỗi em cầm cái thìa chậm rãi xúc ăn... Những học sinh ở đây bữa nào cũng như bữa nào, chỉ cơm và muối trắng; sang lắm thì có mấy quả ớt rừng hay mấy lát măng xào với ít mỡ.
Mỗi tuần, em Mùa A Khu, ở bản Làng Sáng lại về nhà một lần để lấy gạo (chừng 3kg) lên ăn. Em bảo, cứ sau giờ học sáng thứ 6, em rời trường về nhà. Khi mặt trời lặn thì mới đến bản. Gia đình đông anh em: 3 gái và 2 em trai, chỉ mình em là được đi học. Tôi hỏi: Đi học vất vả thế, cháu có chịu được không? Cậu học trò lớp 3 quả quyết: Gian khổ thế nào em cũng gắng học con chữ.
Nỗi lòng người thầy “cắm” bản
Đến Tà Xùa nghe dân bản kể về những người đi gieo chữ thật đáng khâm phục. Thầy Lò Văn Tuấn, sinh năm 1976, tốt nghiệp Trường CĐ Sư phạm Sơn La, tình nguyện lên vùng cao dạy học. Quê ở Thuận Châu cách Bắc Yên cả trăm km, thầy quyết định đi gieo chữ ở chốn rừng xa núi thẳm đã ngót mười năm. Thầy tâm sự: “Lúc đầu tôi cứ nghĩ mình đi cắm bản vài ba năm sẽ xin chuyển về nơi gần nhà (hết thời gian nghĩa vụ vùng xa- pv), nhưng rồi không muốn xa các em học trò ở đây. Thiếu thốn trăm bề, nhưng cứ mỗi khi nhìn gương mặt của các em học trò thân thương, dù cực khổ các thầy cô vẫn quyết tâm bám trụ”.
Thời tiết ở đây mùa đông buốt giá; kinh hoàng hơn là những cơn mưa nguồn, lũ quét. Khi học sinh về nhà, các thầy lại lo lắng. Cũng không ít lần thầy Tuấn gặp học sinh của mình nằm ngủ ngay tại bờ suối vì... nước to quá, về nhà không được mà quay lại trường thì trời tối quá, không nhìn thấy đường. Đợt lũ vừa rồi, nước ở các suối cứ gầm rú suốt ngày đêm, các thầy phải thay nhau để mắt đến đám học trò, lo các em đi vớt củi, măng và quả rừng... rất dễ bị lũ cuốn.
Thầy Hà Văn Quang là người “cắm” bản gần chục năm. Thầy đã lập gia đình và có hai con nhỏ. Cùng chung tâm sự như thầy Tuấn: “Những chiều chủ nhật tạm biệt vợ con để lên trường làm nhiệm vụ, lắm khi nghĩ vứt bỏ tất cả để ở lại. Song thương học trò, lại nén lòng cất bước lên đường”.- thầy Quang nói.
Thầy Quang nổi tiếng là người cứng rắn, nhưng khi nghe tôi nhắc đến những bữa ăn của các em, thầy rơm rớm nước mắt: “Cứ mỗi khi giảng đến bài về dinh dưỡng trong môn tự nhiên–xã hội, tôi lại thấy như mình có lỗi. Trong sách giảng phải ăn như thế nào cho đủ chất. Nên ăn đầy đủ thịt, cá, trứng, sữa, hoa quả, các loại rau có vitamin... Trong khi đó, học sinh ở đây quanh năm chỉ có cơm không...”.
Chúng tôi còn có dịp gặp thầy Huấn (quê Kiến Xương, Thái Bình). Là một giáo viên trẻ nhưng thầy Huấn đã không ngần ngại khó khăn, xung phong lên miền núi dạy học. Thấy Huấn lạc quan: “Tôi lên đây cũng là để thử thách mình nên đã xác định từ trước tinh thần vượt khó. Đồng nghiệp của tôi cũng còn vất vả”.
Với những nhà giáo “gieo chữ, trồng người” nơi xa thẳm này thật đáng tôn vinh. Dù họ cũng phải chịu bao thiệt thòi nhưng tôi nhận thấy ở những con người này khi nói chuyện chẳng thấy ai than phiền hay đòi hỏi gì cho bản thân mình. Trong từng câu chuyện của thầy cô đều lộ rõ một mong muốn là sớm có những sự quan tâm hơn nữa từ cơ quan hữu trách đến điều kiện ăn ở, học tập của học trò vùng cao này!
Lều chõng lên non tìm chữ
Học sinh ở đây đa phần đều cách xa trường cả chục cây số. Có hơn chục em học sinh ở các bản Háng Đồng C và bản Làng Sáng... nhà cách trường hơn 20km đường rừng. Vì vậy, các em phải ở nội trú. Gọi là nội trú cho oai, thực chất các em tá túc trong túp lều lụp xụp như những tổ chim nằm ép mình bên sườn đồi. Học sinh lớn nhất chừng 13-14 tuổi, có em mới 8 tuổi nhưng đã phải sống xa gia đình.
Mỗi túp lều chừng ba mét vuông, kê một chiếc phản hoặc những dát nứa, tre làm giường. Chung quanh là bốn tấm phên nứa, phía trên được phủ bạt tạm bợ. Tôi vừa mở cửa định chui vào thì bị những cuộn khói tạt vào mặt. Thì ra trong phòng lạnh quá, các em phải nhóm ngay một đống lửa nơi xó nhà, vừa làm nơi nấu cơm, vừa làm “lò sưởi”! Trên giường chỉ có một tấm chăn mỏng; góc học tập có mấy quyển sách. Vật dụng là vài chai nước, 2 cái bát, 2 đôi đũa.
Tôi hỏi, các em nằm thế này có rét không? “Rét lắm chú ạ”, hai thằng bé đồng thanh. “Nhất là những hôm trời mưa, cứ như nằm ngoài trời, lạnh lắm!”–một em ngập ngừng nói. Bữa ăn các em cũng đạm bạc. Niêu cơm không và mấy hạt muối, mỗi em cầm cái thìa chậm rãi xúc ăn... Những học sinh ở đây bữa nào cũng như bữa nào, chỉ cơm và muối trắng; sang lắm thì có mấy quả ớt rừng hay mấy lát măng xào với ít mỡ.
Mỗi tuần, em Mùa A Khu, ở bản Làng Sáng lại về nhà một lần để lấy gạo (chừng 3kg) lên ăn. Em bảo, cứ sau giờ học sáng thứ 6, em rời trường về nhà. Khi mặt trời lặn thì mới đến bản. Gia đình đông anh em: 3 gái và 2 em trai, chỉ mình em là được đi học. Tôi hỏi: Đi học vất vả thế, cháu có chịu được không? Cậu học trò lớp 3 quả quyết: Gian khổ thế nào em cũng gắng học con chữ.
Nỗi lòng người thầy “cắm” bản
Đến Tà Xùa nghe dân bản kể về những người đi gieo chữ thật đáng khâm phục. Thầy Lò Văn Tuấn, sinh năm 1976, tốt nghiệp Trường CĐ Sư phạm Sơn La, tình nguyện lên vùng cao dạy học. Quê ở Thuận Châu cách Bắc Yên cả trăm km, thầy quyết định đi gieo chữ ở chốn rừng xa núi thẳm đã ngót mười năm. Thầy tâm sự: “Lúc đầu tôi cứ nghĩ mình đi cắm bản vài ba năm sẽ xin chuyển về nơi gần nhà (hết thời gian nghĩa vụ vùng xa- pv), nhưng rồi không muốn xa các em học trò ở đây. Thiếu thốn trăm bề, nhưng cứ mỗi khi nhìn gương mặt của các em học trò thân thương, dù cực khổ các thầy cô vẫn quyết tâm bám trụ”.
Thời tiết ở đây mùa đông buốt giá; kinh hoàng hơn là những cơn mưa nguồn, lũ quét. Khi học sinh về nhà, các thầy lại lo lắng. Cũng không ít lần thầy Tuấn gặp học sinh của mình nằm ngủ ngay tại bờ suối vì... nước to quá, về nhà không được mà quay lại trường thì trời tối quá, không nhìn thấy đường. Đợt lũ vừa rồi, nước ở các suối cứ gầm rú suốt ngày đêm, các thầy phải thay nhau để mắt đến đám học trò, lo các em đi vớt củi, măng và quả rừng... rất dễ bị lũ cuốn.
Thầy Hà Văn Quang là người “cắm” bản gần chục năm. Thầy đã lập gia đình và có hai con nhỏ. Cùng chung tâm sự như thầy Tuấn: “Những chiều chủ nhật tạm biệt vợ con để lên trường làm nhiệm vụ, lắm khi nghĩ vứt bỏ tất cả để ở lại. Song thương học trò, lại nén lòng cất bước lên đường”.- thầy Quang nói.
Thầy Quang nổi tiếng là người cứng rắn, nhưng khi nghe tôi nhắc đến những bữa ăn của các em, thầy rơm rớm nước mắt: “Cứ mỗi khi giảng đến bài về dinh dưỡng trong môn tự nhiên–xã hội, tôi lại thấy như mình có lỗi. Trong sách giảng phải ăn như thế nào cho đủ chất. Nên ăn đầy đủ thịt, cá, trứng, sữa, hoa quả, các loại rau có vitamin... Trong khi đó, học sinh ở đây quanh năm chỉ có cơm không...”.
Chúng tôi còn có dịp gặp thầy Huấn (quê Kiến Xương, Thái Bình). Là một giáo viên trẻ nhưng thầy Huấn đã không ngần ngại khó khăn, xung phong lên miền núi dạy học. Thấy Huấn lạc quan: “Tôi lên đây cũng là để thử thách mình nên đã xác định từ trước tinh thần vượt khó. Đồng nghiệp của tôi cũng còn vất vả”.
Với những nhà giáo “gieo chữ, trồng người” nơi xa thẳm này thật đáng tôn vinh. Dù họ cũng phải chịu bao thiệt thòi nhưng tôi nhận thấy ở những con người này khi nói chuyện chẳng thấy ai than phiền hay đòi hỏi gì cho bản thân mình. Trong từng câu chuyện của thầy cô đều lộ rõ một mong muốn là sớm có những sự quan tâm hơn nữa từ cơ quan hữu trách đến điều kiện ăn ở, học tập của học trò vùng cao này!
Huy Hùng - Thanh Huyền (Nguồn: Báo Dân tộc & Phát triển)