Phát triển nguồn nhân lực gắn với mục tiêu xoá đói giảm nghèo
10:52 AM 03/11/2010 | Lượt xem: 2581 In bài viết |Được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc huyện Đức Cơ, Gia Lai đã phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV (nhiệm kỳ 2005-2010). Đây là nền tảng vững chắc để xây dựng huyện thành vùng kinh tế động lực phía Tây của tỉnh vào năm 2015 và đến năm 2020 trở thành đô thị loại IV trong chuỗi đô thị đã được quy hoạch trên tuyến biên giới Việt Nam- Campuchia.
Là huyện biên giới còn nhiều khó khăn nhưng Đức Cơ cũng có những lợi thế nhất định, trong đó điểm nhấn là Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Đây là trung tâm trong Tam giác phát triển của 3 nước Việt Nam- Lào- Campuchia. Tuy nhiên, khu kinh tế cửa khẩu bước đầu phát triển, chưa phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Nguyên nhân chính do sự thiếu hụt về nguồn nhân lực. Huyện không chỉ thiếu đội ngũ cán bộ mà thiếu cả nguồn nhân lực được đào tạo chuẩn bị cho công nghiệp hóa- hiện đại hóa, phục vụ yêu cầu phát triển của địa phương.
Xác định được “nút thắt” và hiểu rõ tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ nên Huyện ủy khóa IV đã đề ra các chủ trương, biện pháp tập trung phát triển nguồn nhân lực gắn với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển bền vững. Theo đó, huyện đã tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý từ huyện đến cơ sở, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, lối sống, có kiến thức và năng lực công tác thực tiễn.
Việc đánh giá, sử dụng cán bộ thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; xây dựng và thực hiện tốt quy chế quản lý, đánh giá, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ; thực hiện công khai hóa, tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được tiến hành thường xuyên, gắn với công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Công tác luân chuyển, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ và tiến hành đồng bộ, gắn với quy hoạch. Do đó đã phát huy được hiệu quả, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ngày càng đáp ứng yêu cầu công tác. Đặc biệt, huyện đã mạnh dạn trẻ hóa đội ngũ cán bộ xã, bố trí cán bộ trẻ, có năng lực, được đào tạo bài bản vào các vị trí chủ chốt ở xã; đồng thời chú trọng thực hiện cải cách hành chính, tạo bước chuyển quan trọng về phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.
Trong 5 năm qua, huyện đã cử 41 cán bộ đi đào tạo đại học, cao cấp, cử nhân chính trị; mở 2 lớp bổ túc văn hóa trung học phổ thông cho 71 học viên; mở 57 lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cho 2.851 lượt cán bộ; liên kết với Trường Đại học Luật Hà Nội mở 1 lớp Trung cấp luật tại chức cho 78 học viên. Nhờ đó, chất lượng đội ngũ cán bộ được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Huyện cũng đã thực hiện luân chuyển 8 cán bộ từ huyện xuống xã, 6 cán bộ từ xã lên huyện và 37 cán bộ tại cơ quan Đảng, chính quyền và đoàn thể cấp huyện. Hầu hết số cán bộ được luân chuyển đều phát huy tác dụng, góp phần vào việc đào tạo cán bộ một cách toàn diện. Không chỉ làm tốt công tác cán bộ và bố trí, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ hiện có, huyện còn có chính sách thu hút nhân tài từ nơi khác đến. Tuy mới triển khai và mức hỗ trợ không lớn nhưng bước đầu Đức Cơ đã thu hút được một đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn và nhân dân các xã biên giới nước bạn Campuchia.
Với việc chủ động đào tạo nguồn nhân lực, Đức Cơ đã cơ bản củng cố được hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đây cũng chính là thế mạnh, là điểm tựa để Đảng bộ, quân và dân các dân tộc trong huyện vững vàng, tự tin trên con đường phấn đấu thực hiện mục tiêu: Tiếp tục đổi mới toàn diện, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và sức mạnh khối đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ; phát huy mọi nguồn lực, lợi thế Khu Kinh tế Cửa khẩu Lệ Thanh trong Tam giác phát triển Việt Nam-Lào- Campuchia để kêu gọi, thu hút đầu tư nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển nhanh và bền vững.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật để xây dựng Đức Cơ thành vùng kinh tế động lực phía Tây của tỉnh và trở thành đô thị loại IV trong chuỗi đô thị đã được quy hoạch trên tuyến biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp; phát huy quyền làm chủ của nhân dân và hiệu quả hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể. Tập trung mọi nguồn lực cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; đồng thời chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ V (nhiệm kỳ 2010-2015) đề ra.
Xác định được “nút thắt” và hiểu rõ tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ nên Huyện ủy khóa IV đã đề ra các chủ trương, biện pháp tập trung phát triển nguồn nhân lực gắn với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển bền vững. Theo đó, huyện đã tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý từ huyện đến cơ sở, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, lối sống, có kiến thức và năng lực công tác thực tiễn.
Việc đánh giá, sử dụng cán bộ thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; xây dựng và thực hiện tốt quy chế quản lý, đánh giá, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ; thực hiện công khai hóa, tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được tiến hành thường xuyên, gắn với công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Công tác luân chuyển, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ và tiến hành đồng bộ, gắn với quy hoạch. Do đó đã phát huy được hiệu quả, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ngày càng đáp ứng yêu cầu công tác. Đặc biệt, huyện đã mạnh dạn trẻ hóa đội ngũ cán bộ xã, bố trí cán bộ trẻ, có năng lực, được đào tạo bài bản vào các vị trí chủ chốt ở xã; đồng thời chú trọng thực hiện cải cách hành chính, tạo bước chuyển quan trọng về phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.
Trong 5 năm qua, huyện đã cử 41 cán bộ đi đào tạo đại học, cao cấp, cử nhân chính trị; mở 2 lớp bổ túc văn hóa trung học phổ thông cho 71 học viên; mở 57 lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cho 2.851 lượt cán bộ; liên kết với Trường Đại học Luật Hà Nội mở 1 lớp Trung cấp luật tại chức cho 78 học viên. Nhờ đó, chất lượng đội ngũ cán bộ được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Huyện cũng đã thực hiện luân chuyển 8 cán bộ từ huyện xuống xã, 6 cán bộ từ xã lên huyện và 37 cán bộ tại cơ quan Đảng, chính quyền và đoàn thể cấp huyện. Hầu hết số cán bộ được luân chuyển đều phát huy tác dụng, góp phần vào việc đào tạo cán bộ một cách toàn diện. Không chỉ làm tốt công tác cán bộ và bố trí, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ hiện có, huyện còn có chính sách thu hút nhân tài từ nơi khác đến. Tuy mới triển khai và mức hỗ trợ không lớn nhưng bước đầu Đức Cơ đã thu hút được một đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn và nhân dân các xã biên giới nước bạn Campuchia.
Với việc chủ động đào tạo nguồn nhân lực, Đức Cơ đã cơ bản củng cố được hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đây cũng chính là thế mạnh, là điểm tựa để Đảng bộ, quân và dân các dân tộc trong huyện vững vàng, tự tin trên con đường phấn đấu thực hiện mục tiêu: Tiếp tục đổi mới toàn diện, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và sức mạnh khối đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ; phát huy mọi nguồn lực, lợi thế Khu Kinh tế Cửa khẩu Lệ Thanh trong Tam giác phát triển Việt Nam-Lào- Campuchia để kêu gọi, thu hút đầu tư nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển nhanh và bền vững.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật để xây dựng Đức Cơ thành vùng kinh tế động lực phía Tây của tỉnh và trở thành đô thị loại IV trong chuỗi đô thị đã được quy hoạch trên tuyến biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp; phát huy quyền làm chủ của nhân dân và hiệu quả hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể. Tập trung mọi nguồn lực cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; đồng thời chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ V (nhiệm kỳ 2010-2015) đề ra.
Hồ Xuân Long (Nguồn: Tạp chí Dân tộc - Số 117/2010)