Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của BCĐ PCLB TƯ; Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành và địa phương và các cơ chế phối hợp vận hành trong ứng phó các tình huống thiên tai. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 20/4/2010.
Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương (BCĐ PCLB TƯ) là cơ quan tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc đôn đốc, chỉ đạo điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên phạm vi cả nước.
Theo đó, Trưởng Ban BCĐ PCLB TƯ là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 3 Phó Trưởng Ban là các Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Các thành viên của BCĐ PCLB TƯ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của BCĐ PCLB TƯ.
Tại các tỉnh, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, huyện, xã do Chủ tịch UBND cùng cấp thành lập, tham mưu giúp UBND cùng cấp trong việc kiểm tra, đôn đốc, chỉ huy điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi địa phương.
Tương tự như vậy, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng thành lập nhằm tham mưu trong việc chỉ đạo điều hành công tác phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Bộ.
Quyền hạn của BCĐ PCLB TƯ
Cơ quan này có quyền yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các cơ quan chức năng cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin khí tượng thủy văn. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam chỉ đạo Viện Vật lý địa cầu cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về động đất, cảnh báo sóng thần theo quy định.
BCĐ PCLB TƯ cũng là nơi yêu cầu các Bộ, ngành địa phương phải xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai và có quyền huy động nhân lực, vật tư, phương tiện của các tổ chức, cá nhân để ứng cứu, cứu trợ kịp thời những tình huống cấp bách vượt quá khả năng xử lý của địa phương.
BCĐ PCLB TƯ chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các biện pháp và mức hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.
Phối hợp ứng phó các tình huống thiên tai bảo đảm nguyên tắc chỉ huy thống nhất
Điều tiên quyết là khi có nhiều lực lượng cùng tham gia ứng phó tình huống thiên tai trên một địa bàn, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn cao nhất của địa phương hoặc người được Trưởng Ban ủy quyền là người chỉ huy ứng phó.
Đối với việc phối hợp trong dự báo, cảnh báo và chỉ đạo phòng tránh thiên tai, Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương thực hiện dự báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ trên phạm vi cả nước. Viện Vật lý địa cầu phát tin động đất, cảnh báo sóng thần theo quy định.
Việc phát tin cảnh báo thiên tai được thực hiện qua sóng phát thanh, truyền hình, hệ thống truyền thanh, vô tuyến, hữu tuyến,c ác phương tiện thông tin liên lạc như internet, loa tay....
Nghị định cũng quy định cụ thể các tình huống phối hợp ứng cứu khi có bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lớn, lũ quét, sạt lở, sóng thần, động đất, nhưng dù bất kỳ trong tình huống nào thiên tai xảy ra và ảnh hưởng đến địa phương nào thì địa phương đó phải chủ động triển khai ứng phó ngay theo phương châm "4 tại chỗ" (Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư - phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ).
Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương (BCĐ PCLB TƯ) là cơ quan tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc đôn đốc, chỉ đạo điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên phạm vi cả nước.
Theo đó, Trưởng Ban BCĐ PCLB TƯ là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 3 Phó Trưởng Ban là các Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Các thành viên của BCĐ PCLB TƯ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của BCĐ PCLB TƯ.
Tại các tỉnh, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, huyện, xã do Chủ tịch UBND cùng cấp thành lập, tham mưu giúp UBND cùng cấp trong việc kiểm tra, đôn đốc, chỉ huy điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi địa phương.
Tương tự như vậy, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng thành lập nhằm tham mưu trong việc chỉ đạo điều hành công tác phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Bộ.
Quyền hạn của BCĐ PCLB TƯ
Cơ quan này có quyền yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các cơ quan chức năng cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin khí tượng thủy văn. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam chỉ đạo Viện Vật lý địa cầu cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về động đất, cảnh báo sóng thần theo quy định.
BCĐ PCLB TƯ cũng là nơi yêu cầu các Bộ, ngành địa phương phải xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai và có quyền huy động nhân lực, vật tư, phương tiện của các tổ chức, cá nhân để ứng cứu, cứu trợ kịp thời những tình huống cấp bách vượt quá khả năng xử lý của địa phương.
BCĐ PCLB TƯ chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các biện pháp và mức hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.
Phối hợp ứng phó các tình huống thiên tai bảo đảm nguyên tắc chỉ huy thống nhất
Điều tiên quyết là khi có nhiều lực lượng cùng tham gia ứng phó tình huống thiên tai trên một địa bàn, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn cao nhất của địa phương hoặc người được Trưởng Ban ủy quyền là người chỉ huy ứng phó.
Đối với việc phối hợp trong dự báo, cảnh báo và chỉ đạo phòng tránh thiên tai, Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương thực hiện dự báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ trên phạm vi cả nước. Viện Vật lý địa cầu phát tin động đất, cảnh báo sóng thần theo quy định.
Việc phát tin cảnh báo thiên tai được thực hiện qua sóng phát thanh, truyền hình, hệ thống truyền thanh, vô tuyến, hữu tuyến,c ác phương tiện thông tin liên lạc như internet, loa tay....
Nghị định cũng quy định cụ thể các tình huống phối hợp ứng cứu khi có bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lớn, lũ quét, sạt lở, sóng thần, động đất, nhưng dù bất kỳ trong tình huống nào thiên tai xảy ra và ảnh hưởng đến địa phương nào thì địa phương đó phải chủ động triển khai ứng phó ngay theo phương châm "4 tại chỗ" (Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư - phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ).
Mai Hương (Nguồn: www.chinhphu.vn)