Thông tin giá cả thị trường số 7/2017

12:00 AM 07/05/2017 |   Lượt xem: 2541 |   In bài viết | 

TIÊU ĐIỂM

Thanh long trái vụ cho lợi nhuận cao

Nhiều năm nay, mô hình sản xuất thanh long trái vụ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao gần gấp đôi so với thuận mùa. Vì vậy, cứ bước vào mùa khô ở Nam bộ là bà con bắt đầu đầu tư trồng thanh long trái vụ.

Giá bán cao hơn 40 - 50%

Cùng với các tỉnh Bình Thuận và Long An, Tiền Giang là vùng chuyên canh thanh long lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích hơn 2.000 héc-ta, sản lượng hơn 40.000 tấn/năm. Thời gian gần đây, nhiều nhà vườn ở Tiền Giang đã áp dụng phương pháp chong đèn để xử lý thanh long trái vụ nhằm kích thích cây ra hoa đúng thời điểm. Hiện nay, đã có 75% diện tích thanh long trên địa bàn tỉnh Tiền Giang được bà con áp dụng mô hình chong đèn xử lý thanh long ra hoa trái vụ. Giá thanh long trái vụ được thương lái thu mua từ 17.000 - 18.000 đồng/kg, tăng từ 5.000 - 7.000 đồng/kg so thời điểm trước Tết Ðinh Dậu. Thậm chí, thanh long loại 1 để xuất khẩu giá đã nhích lên đến 20.000 đồng/kg.

Xã Bưng Riềng và xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc là địa phương có diện tích trồng thanh long lớn nhất của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nếu như trước đây, người dân chỉ biết trồng thanh long thuận vụ thì những năm gần đây, các nhà vườn đã áp dụng kỹ thuật để xử lý thanh long ra hoa trái vụ. Mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng thanh long trái vụ lại có giá bán cao hơn nên lợi nhuận thu được cũng cao hơn từ 40 - 50% so với vụ thường. Một nông dân có trên 10 năm kinh nghiệm trồng thanh long ở huyện Xuyên Mộc cho biết, 1 héc-ta thanh long trái vụ cho năng suất đến 36 tấn. Trong khi đó, giá thu mua thanh long trái vụ luôn cao gần gấp đôi so với vụ chính. Với giá bán bình quân 15.000 đồng/kg, 1 héc-ta thanh long sản xuất trái vụ cho lợi nhuận trên 150 triệu đồng.  Chính vì vậy, 3 năm nay, ông bắt đầu chuyển sang trồng trái vụ. Với 7 sào trồng thanh long, mỗi mùa trái vụ ông có lãi gần 100 triệu đồng.

Khắc phục thời tiết thất thường

Theo nhiều nhà vườn, năm nay, việc xử lý thanh long ra hoa trái vụ gặp nhiều khó khăn do thời tiết thất thường. Đặc biệt, vào những tháng cuối năm, thời tiết lạnh kéo dài đã khiến việc chong đèn không thuận lợi, cây không ra hoa nên sản lượng giảm đáng kể.

Không những sản lượng giảm, người trồng thanh long trái vụ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn khác. Tại các địa phương trồng thanh long của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu như xã Bông Trang, xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc đang vào mùa nắng nhưng tình trạng thiếu điện, thiếu nước tưới phục vụ sản xuất thanh long trái vụ lại thường xuyên xảy ra vì gần như hộ nào cũng sử dụng hết công suất điện và nước tưới để phục vụ cho sản xuất thanh long trái vụ. Bên cạnh đó, công trình thủy lợi sông Hỏa hiện chỉ mới cung ứng nước cho một số ít địa phương. Còn các địa phương khác nằm trên cao, hầu hết người dân vẫn phải sử dụng nước giếng khoan, nhưng vào mùa nắng vẫn thường xuyên bị thiếu nước tưới.

Trước thực trạng trên, nhiều hộ trồng thanh long ở các địa phương này đang đề xuất các ngành chức năng cần có giải pháp cải tạo nguồn nước tưới và đường điện để đáp ứng được nhu cầu sản xuất của người dân, nhất là vào thời điểm mùa khô, nắng nóng.

Theo khuyến cáo của các cán bộ kỹ thuật, đối với thanh long trồng ở các vùng khô hạn hoặc trong mùa nắng khi xử lý thanh long trái vụ, bà con đặc biệt lưu ý tới việc tưới nước. Đây là khâu rất quan trọng để giúp thanh long phát triển tốt và cho tỷ lệ ra hoa cao khi chong đèn. Tùy theo độ ẩm đất và kết cấu của đất mà cường độ tưới thường từ 3 - 7 ngày/lần. Đối với việc xử lý ra hoa và chăm sóc trái, tuy có nhiều biện pháp nhưng biện pháp thắp đèn là hiệu quả nhất. Bà con nên thắp sáng liên tục từ 15 - 20 đêm tùy theo mùa và điều kiện thời tiết, thời gian thắp đèn từ 7 - 10 giờ/đêm. Sau khi ngưng thắp đèn 3 - 5 ngày thì cây ra hoa. Từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 52 - 54 ngày. Bà con lưu ý, trước khi thắp đèn 1 tuần cần phải bón phân có tỷ lệ lân và kali cao. Khi bắt đầu thắp đèn thì xử lý thêm phân Krista-MKP với liều 100 - 200 gam/trụ để đạt tỷ lệ ra hoa cao nhất.

CƠ HỘI GIAO THƯƠNG

Huyện hàm yên (Tuyên Quang): Trồng cây phật thủ cho thu nhập cao

Nhờ trồng cây phật thủ, nhiều hộ dân ở xã miền núi Yên Phú, Minh Phú, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đã thoát nghèo, từng bước xây dựng cuộc sống ấm no...

Vài năm gần đây, người dân các xã miền núi huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đã mạnh dạn chuyển đổi một số diện tích đất ruộng một vụ, đồi dốc kém hiệu quả sang trồng cây phật thủ. Thực tế cho thấy, thu nhập từ cây phật thủ cao gấp nhiều lần trồng lúa và cây hoa màu khác. Nhờ đó, nhiều hộ dân nơi đây đã thoát nghèo, từng bước xây dựng cuộc sống ấm no và vươn lên làm giàu. Điển hình là gia đình ông Mạc Đông Phong ở thôn 4 xã Minh Phú đã chuyển đổi diện tích đất ruộng một vụ sang trồng cây phật thủ. Ban đầu, gia đình ông trồng thử nghiệm 3 sào. Sau 2 năm, cây phật thủ cho thu hoạch và bán được 40 triệu đồng. Nhận thấy trồng phật thủ mang lại hiệu quả kinh tế cao, ông Phong tiếp tục mở rộng diện tích. Hiện nay, gia đình ông đã trồng được hơn 6 sào phật thủ, mỗi năm, cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng. Riêng vụ Tết Ðinh Dậu vừa qua, gia đình ông thu được trên 50 triệu đồng từ bán quả phật thủ.

Với đặc điểm dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương, trong những năm qua, cây phật thủ đã thật sự trở thành cây xóa đói, giảm nghèo ở huyện miền núi Hàm Yên. Quả phật thủ ngoài để làm cảnh, làm đồ thờ cúng, còn có công dụng chữa bệnh nên việc tiêu thụ luôn được đảm bảo. Hiện nay, giá phật thủ dao động từ 35.000 - 40.000/kg, đặc biệt những quả to, đẹp, nhiều “ngón” có giá vài trăm nghìn, thậm chí lên đến cả triệu đồng/quả. Trung bình 1 sào phật thủ cho thu nhập khoảng 40 triệu đồng/năm.

Toàn xã Yên Phú hiện có hơn 20 héc-ta phật thủ. Xã đang có kế hoạch đưa cây phật thủ trở thành cây mũi nhọn phát triển kinh tế tại những thôn có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp.

Phát triển cam xứ Nghệ

Nghệ An hiện có trên 4.000 héc-ta cam với sản lượng hàng năm ước đạt 20.000 tấn. Với tốc độ phát triển như hiện nay, dự kiến đến năm 2020, tổng diện tích cam tại Nghệ An có thể đạt trên 5.000 héc-ta. Lúc đó, cam Vinh, cam xứ Nghệ sẽ “làm mưa, làm gió” trên thị trường cả nước.

Trong đó, huyện Quỳ Hợp hiện có khoảng 2.000 héc-ta cam. Nhờ cây cam, nhiều hộ dân đã vươn lên làm giàu, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 4%. Với mục đích nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng, ngoài các giống cam đã làm nên thương hiệu cam Vinh, người trồng cam nơi đây còn du nhập thêm nhiều giống mới như: V2, cam Xã Đoài chín muộn, cam mát… Việc du nhập các giống mới cũng sẽ giúp người trồng cam Nghệ An kéo dài thời gian thu hoạch, tránh được tình trạng tồn đọng hàng, bị tư thương ép giá. Nếu trước đây, thời gian thu hoạch cam trên cây chỉ 40 - 50 ngày thì nay, mùa cam hầu như khép kín thời gian trong năm. Cứ loại cam này sắp thu hoạch thì các loại cam, quýt khác đã phủ hoa trắng cành.

Hiện nay, phong trào trồng cam còn lan rộng ra những huyện miền núi khác như: Tân Kỳ, Thanh Chương, Anh Sơn… Nhiều vườn mía, chè, keo nguyên liệu nay đã được thay bằng những vườn cam trĩu quả. Tại huyện Thanh Chương, phong trào trồng cam cũng đang nở rộ. Những năm gần đây, bà con bỏ cây chè, cây sắn trồng các loại cam như: cam bù địa phương, cam V2, cam Xã Đoài… Định hướng, đến năm 2020, Thanh Chương sẽ ổn định ở mức 500 héc-ta cam, trong đó có 400 héc-ta cam đến tuổi kinh doanh, tập trung tại các xã vùng Cát Ngạn như: Thanh Hòa, Thanh Nho, Thanh Đức, Hạnh Lâm và xã Thanh Thủy.

Để hỗ trợ bà con phát triển vùng cam, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định 09/2016/QĐ-UBND ngày 18/1/2016. Theo đó, mỗi héc-ta cam trồng mới thực hiện đúng quy trình, sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng được hỗ trợ 5 triệu đồng tiền làm đất và 10.000 đồng/cây giống. Đây chính là động lực giúp nông dân các huyện của Nghệ An tăng diện tích cam trong thời gian qua.

MUA GÌ - BÁN GÌ

Gia Lai: Hỗ trợ máy bơm nước chống hạn

Để giúp người dân sản xuất cây lúa nước đạt hiệu quả cao, vụ đông xuân 2016 - 2017, Trạm Khuyến nông huyện Krông Pa (Gia Lai) đã triển khai mô hình lúa nước và hỗ trợ máy bơm nước D24. Mô hình được triển khai trên địa bàn 2 xã là Ia Dreh và Krông Năng, huyện Krông Pa với quy mô 4 héc-ta. Tổng kinh phí thực hiện gần 107 triệu đồng, từ nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp huyện. 4 nhóm hộ dân tham gia mô hình ngoài việc được hỗ trợ 4 máy bơm nước D24, đầu bơm, ống hút, ống đẩy, hỗ trợ giống lúa và phân bón các loại còn được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc.

Mô hình góp phần giúp các hộ dân người dân tộc thiểu số trên địa bàn phát triển diện tích cây lúa nước cũng như góp phần chống hạn cho những vùng thường xuyên bị hạn. 

Đồng Nai: Người chăn nuôi lỗ nặng do giá gà ở mức thấp

Ngay những ngày đầu tháng 3/2017, giá gà công nghiệp lông màu bán ra tại các trang trại ở Đồng Nai đã giảm xuống mức 20.000 đồng/kg, gà lông trắng chỉ còn 12.000 đồng/kg. Với giá bán này, người chăn nuôi phải chịu lỗ hơn 10.000 đồng/kg gà. Đây là đợt giảm giá mạnh nhất trong 10 năm trở lại đây. Nguyên nhân là do người dân tăng đàn dẫn đến cung vượt quá cầu. Bên cạnh đó, giá giảm còn do người dân lo ngại về tình hình dịch cúm gia cầm. Trước thực tế này, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương và địa phương cần có thông tin cụ thể về vùng bị dịch bệnh, nhằm tránh ảnh hưởng đến vùng chăn nuôi an toàn. Đối với gà nhập khẩu, phải điều tra nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời, phải áp dụng hàng rào kỹ thuật, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa gà nhập khẩu và gà trong nước.

Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, hiện tổng đàn gà trên địa bàn khoảng 18 triệu con. Những ngày gần đây, do giá gà giảm mạnh và ở mức thấp kỷ lục nên các trang trại chăn nuôi vẫn chưa dám tái đàn. Hiệp hội cũng khuyến cáo người dân cần liên kết với doanh nghiệp và các cơ quan chức năng thực hành chăn nuôi an toàn sinh học, hình thành chuỗi khép kín để đảm bảo cân đối cung - cầu và phát triển chăn nuôi bền vững. 

Khánh Sơn - Khánh Hòa: Tiêu giảm giá

Hiện nay, trên địa bàn huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) có khoảng 88 héc-ta hồ tiêu, với các loại giống chủ lực là tiêu Lộc Ninh và tiêu Vĩnh Linh. Nông dân các xã, thị trấn đang bước vào mùa thu hoạch hồ tiêu chính vụ niên vụ 2016 - 2017. Theo các nhà vườn, giá tiêu hiện tại khoảng 130.000 đồng/kg, giảm 50.000 - 70.000 đồng/kg so với thời điểm này năm ngoái nên lợi nhuận thu được cũng giảm hàng chục triệu đồng/sào. Trong khi đó, vào những thời điểm tiêu có giá, nông dân có thể thu lãi 60 - 70 triệu đồng/sào.

Tiêu Khánh Sơn giảm giá cũng là thực trạng chung của các vùng trồng tiêu trong cả nước hiện nay. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, giá tiêu giảm do chất lượng tiêu không đảm bảo yêu cầu nhập khẩu của một số nước. Nguyên nhân do người trồng chạy theo năng suất mà không chú trọng nâng cao chất lượng nông sản. Không chỉ giảm thu nhập do giá cả thị trường, nhiều hộ còn chịu thiệt hại nặng vì tiêu bị chết hàng loạt trong thời gian qua do ảnh hưởng thời tiết mưa nhiều. 

Phú Yên : Thận trọng khi nuôi thủy sản

Do thời tiết trong tháng 3 thất thường, nhiệt độ giữa ngày và đêm có sự biến động rất lớn nên Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên khuyến cáo người dân cần thận trọng khi nuôi thủy sản.

Kết quả quan trắc chất lượng nước tại các vùng nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Phú Yên cho thấy, các chỉ tiêu hóa lý và hàm lượng vi sinh đều nằm trong ngưỡng cho phép, tuy nhiên một số chỉ tiêu như hàm lượng Fe, hàm lượng NH3, chỉ tiêu PO4, H2S... vượt ngưỡng cho phép. Do đó, trung tâm khuyến cáo người nuôi trong quá trình thả giống tuyệt đối không lấy nước trực tiếp từ ngoài sông, mương vào ao nuôi. Bà con phải cấp nước qua ao lắng và xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi nhằm hạn chế mầm bệnh từ ngoài vào. Tăng cường bổ sung thêm Vitamin C, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi. Tăng cường sục khí cho ao nuôi, sử dụng các chế phẩm sinh học, cấy men vi sinh định kỳ 1 lần/tuần để ổn định độ pH. Đặc biệt, bà con phải thường xuyên kiểm tra định kỳ chất lượng nước trong ao, cần xử lý lượng thức ăn thừa, phân tôm và xác sinh vật.  

LƯU Ý CẢNH BÁO

Cần Thơ: Diện tích gieo trồng mè giảm mạnh

Do thời tiết trong tháng 3 thất thường, nhiệt độ giữa ngày và đêm có sự biến động rất lớn nên Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên khuyến cáo người dân cần thận trọng khi nuôi thủy sản.

Kết quả quan trắc chất lượng nước tại các vùng nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Phú Yên cho thấy, các chỉ tiêu hóa lý và hàm lượng vi sinh đều nằm trong ngưỡng cho phép, tuy nhiên một số chỉ tiêu như hàm lượng Fe, hàm lượng NH3, chỉ tiêu PO4, H2S... vượt ngưỡng cho phép. Do đó, trung tâm khuyến cáo người nuôi trong quá trình thả giống tuyệt đối không lấy nước trực tiếp từ ngoài sông, mương vào ao nuôi. Bà con phải cấp nước qua ao lắng và xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi nhằm hạn chế mầm bệnh từ ngoài vào. Tăng cường bổ sung thêm Vitamin C, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi. Tăng cường sục khí cho ao nuôi, sử dụng các chế phẩm sinh học, cấy men vi sinh định kỳ 1 lần/tuần để ổn định độ pH. Đặc biệt, bà con phải thường xuyên kiểm tra định kỳ chất lượng nước trong ao, cần xử lý lượng thức ăn thừa, phân tôm và xác sinh vật.

Trà Vinh: Dịch bệnh tôm tăng đột biến

Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến cáo các hộ nuôi tôm ở vùng ngập mặn, ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành cần chờ thời tiết và môi trường thuận lợi mới thả giống.

Trong tháng 1/2017, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, các đợt mưa trái mùa và không khí lạnh tăng cường xuống phía Nam khiến dịch bệnh trên tôm nuôi tăng đột biến và có khả năng phát sinh thành dịch. Trước tình hình đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh đã ra công văn khuyến cáo người nuôi hạn chế và chậm thả giống tôm. Nhưng các hộ nuôi tôm trong tỉnh vẫn bất chấp khuyến cáo, tiếp tục thả giống, dẫn đến dịch bệnh trên tôm tăng đột biến và lây lan trên diện rộng.

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có hơn 7.000 hộ thả nuôi gần 600 triệu con tôm sú giống trên diện tích 9.315 héc-ta và 2.240 lượt hộ thả nuôi hơn 524 triệu con giống tôm thẻ chân trắng trên diện tích gần 1.000 héc-ta. Tuy nhiên, đã có gần 500 hộ thiệt hại hơn 44 triệu con giống tôm sú trên diện tích 213 héc-ta (chiếm trên 32% diện tích thả nuôi) và 487 hộ thiệt hại hơn gần 100 triệu con giống tôm thẻ chân trắng trên tổng diện tích 183 héc-ta (chiếm trên 18% so với diện tích thả nuôi). Đa phần tôm chết ở giai đoạn 15 - 45 ngày tuổi, chủ yếu bị bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy.

Vụ nuôi tôm 2017, các vùng ngập mặn, ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành, tỉnh Trà Vinh có kế hoạch thả nuôi khoảng 1,9 tỷ con giống tôm sú trên diện tích 18.000 héc-ta và thả nuôi khoảng 3 tỷ con giống tôm thẻ chân trắng trên diện tích 6.000 héc-ta; phấn đấu đạt tổng sản lượng 38.700 tấn tôm thương phẩm.

HÀNG VIỆT

Ngọt thơm hồng Vành Khuyên

Được đánh giá là một trong những sản phẩm hồng giòn có tiếng của huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, sản phẩm hồng Vành Khuyên đang được huyện Văn Lãng từng bước xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị sản phẩm.

Hồng Vành Khuyên là một trong những loại cây ăn quả đặc sản có từ lâu đời trên địa bàn các xã Tân Mỹ, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Việt, Hồng Thái - huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn, mặc dù nổi tiếng và được người tiêu dùng ưa chuộng nhưng do chưa có thương hiệu, nhãn hiệu nhận dạng nên giá bán hồng trên thị trường vẫn chưa tương xứng với giá trị thực của sản phẩm. Chưa kể, do chưa có đặc điểm nhận dạng nên người tiêu dùng dễ nhầm lẫn hồng Vành Khuyên với các sản phẩm của Trung Quốc. Việc tiêu thụ quả hồng hầu hết thông qua tư thương nên sản phẩm dễ bị ép giá.

Nhằm nâng cao giá trị cho trái hồng Vành Khuyên, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một trong những việc được huyện Văn Lãng đẩy mạnh triển khai thời gian qua. Cuối năm 2016, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể hồng Vành Khuyên Văn Lãng cho UBND huyện Văn Lãng. Đây là hoạt động quan trọng đầu tiên nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm này trên địa bàn. Đồng thời, đây cũng là khởi đầu cho việc quy hoạch các địa phương trồng hồng Vành Khuyên huyện Văn Lãng thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn với chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Sau khi được cấp nhãn hiệu, thời gian tới, Hội Làm vườn huyện Văn Lãng sẽ phát triển tổ chức cơ sở cấp xã, thôn để trao đổi kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây hồng Vành Khuyên tiến hành, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, quảng bá để thương hiệu hồng Vành Khuyên được nhiều người biết đến và phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Hiện tổng diện tích cây hồng Vành Khuyên trên toàn huyện Văn Lãng khoảng trên 660 héc-ta, sản lượng từ 1.200 - 1.500 tấn/năm. Được người tiêu dùng ưa chuộng, hàng năm, loại cây đặc sản này mang lại thu nhập gần 20 tỷ đồng cho những hộ trồng hồng Vành Khuyên trên địa bàn huyện.

Đưa hàng Việt đến với bà con biên giới

Giữa tháng 4 tới, người tiêu dùng 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn sẽ được thỏa sức mua sắm những sản phẩm do chính doanh nghiệp (DN) Việt Nam sản xuất tại phiên chợ hàng Việt về nông thôn do Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ DN(BSA) và Sở Công Thương Cao Bằng, Lạng Sơn phối hợp tổ chức.  

Đặc biệt, không diễn ra ở khu vực trung tâm, các phiên chợ này sẽ tiến sâu vào khu vực dân cư - nơi tập trung nhiều bà con đồng bào dân tộc. Cụ thể, phiên chợ hàng Việt về nông thôn tỉnh Cao Bằng sẽ được tổ chức tại huyện Trà Lĩnh, Hòa An và Thạch An từ ngày 5 – 15/4/2017; phiên chợ hàng Việt về nông thôn Lạng Sơn được tại các huyện Bình Gia, Văn Quan và Chi Lăng từ ngày 25 – 27/4/2017. Đây đều là các huyện vùng núi nhưng dân số khá đông, với nhiều dân tộc như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Việt, Sán Chay…

Đặc điểm chung của hai địa phương này là do lợi thế từ cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng); Đồng Đăng và Hữu Nghị (Lạng Sơn), những năm gần đây, đời sống người dân đang từng bước được nâng lên, nhu cầu sử dụng các sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc rõ ràng ngày càng lớn. Mặc dù vậy, do gần cửa khẩu nên hàng hóa Trung Quốc có cơ hội tràn vào thị trường 2 địa phương này tương đối dễ dàng.

Đơn cử, Lạng Sơn vốn được coi là “điểm nóng” về hàng ngoại nhập, với hai cửa khẩu chính là cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị. Nơi đây được ví như thiên đường mua sắm mà tất cả hàng hóa đều đóng mác “Made in China”. Khó khăn là vậy, nhưng nhiều năm nay, các phiên chợ hàng Việt về nông thôn vẫn được tổ chức tại địa phương này tương đối đều đặn. Thực tế, những chuyến hàng Việt về nông thôn, miền núi Lạng Sơn luôn được người dân đón chờ.

Tương tự như vậy, tại Cao Bằng, do nhiều huyện nằm gần cửa khẩu Tà Lùng và Trà Lĩnh nên hàng hóa Trung Quốc tràn vào thị trường dễ dàng. Theo tìm hiểu của BSA, bà con các địa phương hiện không còn mặn mà sử dụng các sản phẩm của Trung Quốc. Do đó, đây là cơ hội cho các DN Việt, đặc biệt trong các ngành hàng may mặc, giày dép tìm hiểu thị trường, điểm phân phối, từ đó ghi dấu ấn với người tiêu dùng địa phương.

CHỐNG BUÔN LẬU - GIAN LẬN THƯƠNG MẠI

Gia Lai : Cần thận trọng khi mua giống cây chanh dây

Huyện Mang Yang được xem là địa bàn “nóng” về trồng chanh dây. Diện tích chanh dây liên tục được mở rộng khiến nguồn cung cấp giống trở nên khan hiếm. Tuy nhiên, do không có sự lựa chọn cũng như am hiểu về chất lượng cây giống, người dân phải phó mặc sự may rủi của mình vào nguồn giống chanh dây trôi nổi.

Cây không ra hoa, ra quả

Giữa năm 2016, khi giá chanh dây vẫn đang ở mức cao, nhiều hộ dân ở thị trấn Kon Dơng (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đua nhau trồng. Các gia đình đã vay mượn tiền để đầu tư vườn chanh dây, mong đến ngày hái quả. Thế nhưng, đến thời điểm gần thu hoạch mà vườn chanh dây cứ xanh mượt lá, không thấy ra hoa, đậu quả, họ mới tá hỏa nhận ra nguyên nhân chính là do mua nhầm giống. Tình trạng này ngày càng lan rộng trên khắp địa bàn huyện Mang Yang.

Trên thực tế, tìm mua cây giống chất lượng xem ra không dễ với người nông dân. Chủ cơ sở cung cấp cây giống Mạnh Hưng (tổ dân phố 2, thị trấn Kon Dơng) thừa nhận: Để người dân phân biệt được giống tốt hay kém chất lượng, thật hay giả là rất khó. Phải là những người có kinh nghiệm và am hiểu về các loại giống chanh dây mới phát hiện ra. Hiện nay, tại huyện Mang Yang có rất nhiều đại lý cung cấp cây giống, chủ yếu có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Hiện còn có thêm giống được lấy từ các tỉnh phía Bắc và từ huyện Đức Trọng (Lâm Đồng). Thậm chí, một số đại lý quảng cáo là giống chanh Đài Loan, nhưng thực tế chỉ là giống trôi nổi gắn “mác” Đài Loan. Nguy hiểm nhất là mua phải giống giả do thương lái từ huyện Đức Trọng chuyển sang bán tại địa bàn này. 100% bà con mua loại giống này về trồng giai đoạn đầu cây phát triển bình thường nhưng đến kỳ thu hoạch đều không cho quả.

Không nên mở rộng diện tích chanh dây

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mang Yang, chanh dây không nằm trong quy hoạch cây trồng của huyện mà do người dân tự phát trồng. Hiện nay, diện tích loại cây trồng này ở huyện đã lên đến trên 500 héc-ta. Tuy nhiên, từ nguồn gốc cây giống cho đến giá bán, thị trường tiêu thụ hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc. Việc người dân mua giống trôi nổi cũng xuất phát từ thông tin người này giới thiệu qua người kia; hoặc đặt mua từ các cơ sở giống ở tỉnh khác về nên rất khó quản lý.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Mang Yang không có cơ sở nào ươm giống chanh dây, cũng chưa có đại lý hay tổ chức, cá nhân nào được cấp phép kinh doanh giống cây trồng. Hầu hết các loại giống chanh dây bán trên thị trường hiện nay là giống trôi nổi, không có nguồn gốc rõ ràng. Ngay cả giống Đài Loan cũng không biết được nhập về từ con đường nào, có được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép hay không?

Vì vậy, ngay từ ban đầu, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi các xã nói rõ, cây chanh dây không nằm trong quy hoạch, giống không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, thị trường cũng không ổn định và khuyến cáo người dân không nên mở rộng diện tích. Ngoài ra, trồng chanh dây luôn sửdụng rất nhiều thuốc bảo vệthực vật. Không chỉảnh hưởng lớn đến người trồng, chăm sóc màdư lượng thuốc bảo vệthực vật đểlại trong môi trường rất lớn. Lâu ngày, đất sẽ bịchai đi vàngười dân khócóthểcanh tác được các loại cây trồng khác. Dịch bệnh trên cây chanh dây như: nấm, rệp bùng phát rất mạnh vàdễlây lan lên cây hồtiêu. Bên cạnh đó, cây chanh dây hiện nay chỉcómột thịtrường duy nhất là Trung Quốc nên giásẽ không ổn định vàđầy rủi ro. Vì vậy, bà con cần thận trọng khi đầu tư, phát triển cây chanh dây mànên tập trung vào cây hồtiêu vàtái canh cây càphê đểphát triển kinh tế.

Dù đã được khuyến cáo, thậm chíngười dân đều nhận thức được những hệlụy màcây chanh dây mang lại, thếnhưng nhiều nông dân vìlợi nhuận màbỏqua tất cả. Trong khi đó, do nguồn giống chanh dây trôi nổi, chưa được kiểm soát chặt chẽ, chất lượng không bảo đảm đã làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm.

(Thông tin do Báo Công Thương và Cổng Thông tin điện tử UBDT phối hợp thực hiện)